Sự thật về ý nghĩa, cách trồng và chăm cây trạng nguyên có thể bạn chưa biết
Cây Trạng Nguyên là loài cây như thế nào? Cây trạng nguyên có ý nghĩa thế nào mà lại được ưa thích như vậy? Đây là sự tò mò của hầu hết mọi người khi lần đầu “chơi cây”. Vậy nếu bạn cũng đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi trên thì cùng Vuontudong giải đáp thắc mắc ngay dưới bài viết này nhé!
Những điều chưa biết về cây trạng nguyên lá đỏ
Nguồn gốc của Cây trạng nguyên
Trạng Nguyên lá đỏ là loài thực vật thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, có nguồn gốc từ Châu Phi, Trung Mỹ và miền nam Mexico, nó cũng có nhiều tên có tên khoa học là Poinsettia Pulcherrima.
Loài cây này được khám phá lần đầu tiên vào khoảng năm 1834, với màu sắc đẹp và rực rỡ mà nó được ưa thích, trồng phổ biến ở một số nước và sử dụng trong trang trí lễ giáng sinh mỗi năm hay lễ đặc biệt như lễ Tết tại Việt Nam, vì nó có nhiều tên gọi nữa như hoa giáng sinh, nhất phẩm hồng, tinh tinh mộc, diệp thượng hoa hay diệp tượng hoa.
Một vài đặc điểm cơ bản của cây Trạng Nguyên
Cây Trạng Nguyên thuộc giống thực vật mọc bụi, thân thảo, sinh sống lâu năm và có chiều cao khoảng 0,6 đến 4m. Nó có lá màu xanh đậm, hình mũi mác khá thuôn đầu và nhọn đầu. Có 2 – 3 thuỳ ở bên cạnh, và mặt dưới có nhiều lông.
Hoa Trạng Nguyên thường có màu đỏ chót kết hình tròn. Bông hoa có kích thước nhỏ, nó có màu vàng và được bao bọc xung quanh bằng nhiều lớp lá màu đỏ trên cùng, xếp dần là lá màu xanh hay vàng ở phía dưới.
Tốc độ tăng trưởng cao, màu sắc tươi và sặc sỡ đầy sức sống làm loài cây kiểng này khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, đây là loài cây có chứa độc tính, nếu ai đó dị ứng với nhựa, mùi hương hoặc thành phần của cây sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu. Vì vậy người trồng cần tránh để trẻ con hay người có tiền sử dị ứng với phấn hoa đến gần cây nhé.
Công dụng của cây
Cây Trạng Nguyên có nhiều công dụng trong cuộc sống, có thể nói đến việc làm cây kiểng để tô điểm căn nhà trở nên rực rỡ đầy màu sắc hơn bao giờ hết trong những ngày lễ như Tết hay giáng sinh. Ngoài ra, cây cũng giúp loại bỏ khói bụi trong nhà giúp không gian sống vừa được trang trí thêm xinh đẹp lại trong lành hơn nữa.
Bên cạnh tô điểm thêm không gian nhà thì nó cũng là một vị thuốc trong Đông Y. Theo Đông Y, cây Trạng Nguyên có vị đắng, chát, tính mát và có ít chất độc. Nó có tác dụng điều kinh chỉ huyết, tiếp cốt tiêu thũng, trị đòn ngã chấn thương, chứng xuất huyết và gãy xương. Ngoài ra, nó cũng trị được một số trường hợp do rắn rết đốt và những vết thương hở và viêm đường tiêu hoá mãn tính.
Ý nghĩa và phong thuỷ của cây trạng nguyên
Ý nghĩa của cây hoa Trạng Nguyên
Ngoài vẻ đẹp về công dụng y dược ra, cây Trạng Nguyên được chọn lựa nhiều vì nó chứa đựng những ý nghĩa phong thuỷ tốt lành. Màu sắc tươi sáng của nó có thể báo hiệu may mắn, vì thế nó được coi là một cây cảnh mang nhiều ý nghĩa và đem tới hỷ sự cho chủ nhân.
Hơn nữa, cây Trạng Nguyên nó cũng được coi là loài cây giúp học hành đỗ đạt. Cái tên Trạng Nguyên của nó được lấy từ trong dân gian rằng đã từng có một cậu học trò lên kinh ứng thí, hái ven đường một loài cây hoa lạ, khi trúng cánh hoa của cây đổi thành màu đỏ để mừng cậu thi đỗ đạt.
Mà ngày xưa khoa cử thì màu đỏ luôn tượng trưng cho Trạng Nguyên ở vị trí thứ đầu trong “Tam Nguyên” thời phong kiến nên người ta gán cho nó cái tên Trạng Nguyên. Từ đấy, loài cây đã được trở thành quà biếu tặng cho các sĩ tử với một lời cầu chúc học hành thuận lợi, giỏi giang và đỗ đạt.
Cây Trạng Nguyên hợp tuổi – mệnh và phong thủy
Vì màu đỏ của cây kết hợp màu xanh đậm của lá cây, biểu hiện của mệnh Hoả, Thổ và Mộc. Theo thuyết ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, vì thế cây Trạng Nguyên rất phù hợp với người có mệnh và tuổi của mệnh Hoả cùng mệnh Thổ, dưới đây là năm tuổi trong hai cung trên.
Người mệnh Hoả và Thổ lựa chọn cây Trạng Nguyên sẽ giúp bạn phát tài sinh lộc, công việc và gia đình thuận lợi và suôn sẻ, học hành thi cử hanh thông. Do loài cây này lại có bộ lá màu vàng nhạt cho nên nó cũng hợp mệnh Kim dù rất hiếm.
Vị trí phong thuỷ cực đẹp có thể để hoặc đặt cây Trạng Nguyên là ở ngay bàn làm và cổng. Bạn để một chậu cây Trạng Nguyên trên bàn làm việc, nó sẽ giúp bạn làm việc hăng hái, hiệu suất tăng cao hơn. Còn khi đặt cây ở cổng vào lại có thể thu hút nguồn năng lượng tích cực, cho mọi thành viên trong nhà sinh lực dồi dào và công việc suôn sẻ thuận lợi.
Hãy tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây hoa trạng nguyên
Dưới đây là một số điều cơ bản bạn cần phải biết khi trồng và chăm sóc loài cây này:
Cách trồng cây Trạng Nguyên
Khi ươm cây Trạng Nguyên, bạn nên mua cây giống để gieo hoặc trồng với hạt, hay giâm cành. Tuy vậy, các cách trên rất lâu, hiện nay có nhiều nơi bán cây con nên bạn tốt nhất trồng cây Trạng Nguyên với cây giống là cách dễ nhất và ít rủi ro.
Trồng cây Trạng Nguyên với cây giống
Bước 1: Mua cây giống
Mua cây giống, bạn cần lựa chọn cây có bề ngoài tràn đầy sức sống và không nhiễm sâu bệnh. Sau khi mua cây bạn lựa chọn để trong chậu hoặc ngoài đất vườn nhé.
Bước 2: Trồng cây
Đối với cây trong chậu
Bạn chọn chậu có kích thước 20x20x20cm để trồng cây cũng như giúp cây có không gian sống, cho đất vào và sau đó cho cây con vào, phủ đất rồi đổ thêm nước. Chậu trồng nhất thiết phải có lỗ ở dưới đáy chống cây bị ngập nước.
Đối với cây trồng ngoài đất
Chọn vị trí trồng, tốt nhất là ngay cổng vào vì đây là vị trí thích hợp nhất khi đặt cây Trạng Nguyên ngoài vườn.
Kế đến, đào hố rồi đưa cây con vào, lấp đất lại và nhớ phun nước lên cây non.
Trồng cây Trạng Nguyên theo phương pháp giâm cành
- Bạn lấy 1 cành từ cây mẹ mọc khoẻ và không có sâu bệnh
- Sau đó, cắt bánh tẻ khoảng 10cm, bỏ toàn bộ lá rồi nhúng cành vào thuốc kích thích rễ.
- Cuối cùng, bạn giâm khoảng 1 ⁄ 3 cành cây vào đất hay chậu đất đã có sẵn và phun nước lên cây
Cách chăm bón cây Trạng Nguyên
Sau khi trồng xong cây Trạng Nguyên, bạn cần hiểu rõ cách chăm cây làm sao để cây khoẻ mạnh và mau nở hoa nhất.
Tưới nước
Quá trình chăm sóc cây Trạng Nguyên, bạn nên thường xuyên giữ độ ẩm cho cây, đặc biệt là vào khoảng thời điểm mới gieo trồng nếu đất khô cằn cần được tưới tiêu ngay. Tuy vậy, bạn cần tưới cây nhẹ nhàng ở phần rễ, giúp nước dần dần ngấm vào đất. Loài cây này không phải loại chịu úng nên chỉ cần ẩm vừa là đủ, không phun quá nhiều nhé.
Mỗi ngày nên tưới 1 – 2 lần, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi thì dựa theo thời tiết mà bạn sẽ phun mạnh hoặc ít nhé. Lưu ý khi trồng cây Trạng Nguyên trong vườn thì không nên tưới nước thường xuyên. Đặc biệt là mùa thu khi côn trùng nhiều, tưới mạnh sẽ càng khiến mầm bệnh từ đất bay đến cây và có hại với cây.
Phân bón
Cây Trạng Nguyên khá nhạy cảm với phân bón, do đó bạn hạn chế tưới phân ngay gốc và lượng lớn sẽ có thể bị sốc thuốc và cháy rễ. Tốt nhất bón nhỏ, 1 tháng 1 lần và sử dụng loại phân NPK (20:20:20) hoà loãng với nước để phân thấm chậm khi tưới lên cây.
Ánh nắng và nhiệt độ
Điều kiện lí tưởng cho cây Trạng Nguyên phát triển là trong môi trường có nhiệt độ từ 16 đến 22 độ C. Ngoài ra, với đặc tính cây mọc bụi và tán lá rộng nên nó phải hấp thu lượng ánh sáng nhiều. Nếu trồng cây dưới trời nắng khoảng 11 đến 14 giờ trưa sẽ dễ khiến cây sốc nhiệt, khô lá.
Muốn giúp cây nở hoa được rực rỡ thì bạn để cây trong bóng râm với tần suất nhiều hơn ngoài nắng, thí dụ bạn có thể trồng cây dưới lưới dày hoặc phơi nắng mỗi buổi sáng sớm mai. Đối với cây để bàn, bạn nhớ mang cây ra phơi nắng 2-3 lần 1 tuần cho quang hợp và tránh sâu bệnh.
Kết luận
Bên trên là những thông tin về cây Trạng Nguyên, một loài cây cảnh có nét đẹp độc đáo rất ý nghĩa đối với đời sống. Mong thông qua bài báo trên, giúp bạn tìm hiểu về một loại cây cảnh và nếu chưa thể lựa chọn được cây cảnh nào phù hợp trưng bày trong nhà thì tại sao không thử trồng Trạng Nguyên.