Bạn đã biết cách trồng và chăm sóc dưa hấu – loại quả tuyệt vời của mùa hè?
Dưa hấu là một loại trái cây nhiệt đới không những giúp giải khát mà có khá nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Cùng Vuontudong tham khảo những tác dụng của dưa hấu nhất định bạn không được bỏ qua.
Dưa hấu là gì?
Dưa hấu (Citrullus lanatus) là một loại trái cây lớn, có nguồn gốc từ miền nam châu Phi, cùng họ với dưa đỏ, bí xanh, bí ngô và dưa chuột.
Dưa hấu vừa có hương vị ngọt dịu, chỉ chứa 46 calo mỗi cốc, lại cực kỳ giàu vitamin A, vitamin C và nhiều hợp chất thực vật khác bao gồm citrulline và lycopene tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng độ nhạy cảm insulin, giảm đau cơ bắp và hạ huyết áp.
Dưa hấu thường được ăn trực tiếp, bảo quản dưới dạng đông đá hoặc làm ra nước trái cây và nước sinh tố.
Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu
Thành phần chính trong dưa hấu là nước (chiếm 91%) và carb (chiếm 7,5%) . Mặt khác, dưa hấu cũng không có protein hay chất béo và chứa rất ít calo.
Dưới đây là những thành phần chính có trong 2/3 cốc (100 gram) dưa hấu, bao gồm:
- Calo: 30
- Nước: 91%
- Protein: 0,6 gram
- Carbs: 7,6 gram
- Đường: 6,2 gram
- Chất xơ: 0,4 gram
- Chất béo: 0,2 gram
Phân loại một số cây dưa hấu
Một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng có hơn 1.200 loại dưa hấu khác nhau. Nhưng nhằm giúp nhận biết chúng dễ hơn, người ta phân chia chúng làm bốn loại: dưa hấu ruột đỏ; dưa hấu ruột vàng và dưa hấu không hạt.
Dưa hấu dài ruột đỏ
Có hai giống dưa hấu ruột đỏ. Một loại có quả hình tròn và một loại có quả thuôn dài. Vỏ dưa hấu ruột đỏ có màu xanh hay xanh sẫm đen, khá dày và trơn láng. Thịt quả của dưa hấu ruột đỏ có màu trắng khi còn non, dần đổi thành màu hồng khi lớn và đỏ rực khi chín.
Dưa hấu không hạt
Giống với tên gọi, đây là giống dưa không có hạt. Đây là giống dưa chiếm ngôi đầu danh sách những loại dưa hấu ngon nhất. Vỏ quả dưa có màu xanh nhạt, xen các đường vân có màu xanh sẫm. Ruột màu đỏ có độ ngọt cao.
Dưa hấu ruột vàng
Dưa hấu ruột vàng có xuất xứ từ Châu Phi thường có vỏ mỏng, cứng và nhiều nước nhưng độ ngọt thấp hơn giống dưa có ruột đỏ. Vỏ dưa có màu xanh sẫm, thậm chí là sẫm đen khiến người không hay mua dưa hấu có thể bị nhầm lẫn với dưa hấu ruột đỏ.
Cách trồng cây dưa hấu
Đây là một loại trái cây giàu dinh dưỡng và có tính hàn, nên rất tốt để giải nhiệt trong những ngày hè. Nếu bạn muốn trồng dưa hấu đạt chất lượng cao, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây:
Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng
Đối với việc trồng dưa hấu tại nhà, bạn chỉ cần chuẩn bị thùng xốp hay chậu nhựa cỡ lớn. Ngoài ra, chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước để giữ đất khô thoáng. Đất trồng dưa nên chọn loại đất cát hay đất phèn (độ pH từ 6-6,8). Ngoài ra, đất cần phải giàu mùn để giúp dưa phát triển nhanh chóng và rút ngắn thời gian chăm sóc.
Bón phân
Trước khi trồng dưa hấu, bạn nên bón phân hữu cơ, xơ dừa, vỏ trấu, mùn hữu cơ,… để cung cấp dinh dưỡng và làm tăng độ tơi xốp của đất. Nếu tái sử dụng đất, bạn nên bón vôi và phơi ải trong 7-10 ngày để khử sạch mầm bệnh tiềm ẩn.
Chuẩn bị giống
Dưa hấu có nhiều giống khác nhau, bạn có thể tùy chọn giống trái tròn, trái dài, giống dưa ruột đỏ, ruột vàng, có hạt hoặc không hạt theo sở thích của gia đình. Vì dưa hấu nhân giống bằng hạt, nên bạn cần chọn những đơn vị cung cấp hạt uy tín để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Tiến hành trồng dưa hấu
Để trồng dưa hấu, trước hết bạn cần ngâm hạt trong nước ấm tỷ lệ pha 2 sôi : 3 lạnh từ 2 – 3 giờ và phơi hạt dưới ánh nắng nhẹ trong vòng 2 – 3 giờ để kích thích nảy mầm. Sau đó, rửa lại hạt thật sạch, dùng vải ủ hạt và vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ để giữ ẩm và đặt nơi có ánh sáng. Khoảng 2 – 3 ngày sau, hạt giống sẽ nảy mầm và bạn có thể trồng vào đất đã chuẩn bị trước đó hoặc ươm trước đó trong khay và sau đó trồng vào đất. Trồng dưa hấu vào đất khi trời mát mẻ và lưu ý để khoảng cách giữa các cây để cây có không gian phát triển. Đối với cây mới trồng, bạn nên che chắn để tránh bị ảnh hưởng bởi nắng mưa.
Cách chăm sóc dưa hấu
Để chăm sóc cây dưa hấu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây:
Tưới nước
Trong giai đoạn đầu, bạn nên tưới nước nhẹ nhàng bằng vòi sen. Mỗi ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo cây đủ ẩm và sinh trưởng tốt. Tránh tưới nước vào ban đêm để tránh tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
Bón phân
Sau khi bón lót đất trước khi trồng, bạn nên bón thêm phân để cây đủ sức nuôi hoa và nuôi quả sau này. Thời điểm bón phân là khi cây được 25 ngày tuổi. Bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê ủ hoai để bón cho cây. Khi bón phân, bạn nên kết hợp với việc nhổ cỏ và vun xới cho cây. Bón phân nữa sau 25 ngày.
Làm giàn
Nếu trồng dưa hấu trong chậu ở nhà phố, bạn nên cho chúng leo giàn để tiết kiệm diện tích. Sử dụng lưới làm giàn giúp cây leo lên và phát triển nhánh.
Khi cây được 1 tháng tuổi, bạn nên cho chúng leo giàn. Trước khi leo giàn, bạn cần lấp đất lên 2 mắt dưa để rễ cây hấp thu chất dinh dưỡng nhanh chóng.
Dùng dây cố định thân dưa trên giàn để hỗ trợ chúng phát triển tốt hơn và giữ cho cây không bị gió lay hoặc nhiễm bệnh lở cổ rễ.
Tỉa nhánh
Để cây nuôi quả tốt nhất, bạn chỉ nên để mỗi cây một dây chính và 2 nhánh phụ (dây chèo). Những dây nhánh tiếp theo nên được tỉa bỏ kịp thời.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu biết hơn được về những tác dụng của dưa hấu với sức khỏe, nên bổ sung dưa hấu vào thực đơn trong nhà nhé. Tuy nhiên với lượng vừa phải thôi nha, ăn nhiều quá độ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.