Giải đáp mọi thắc mắc về cách trồng và chăm bón hoa đậu biếc
Thời gian gần đây hoa đậu biếc đang trở thành một cái tên gây sốt trong giới trẻ bởi công dụng tạo màu thực phẩm tự nhiên cực kỳ bắt mắt và lạ miệng. Ngoài khả năng biến hoá giúp những món ngon trở nên bắt mắt hơn bao giờ hết thì hoa đậu biếc cũng là vị thuốc giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khoẻ mà mọi người không ngờ tới. Hôm nay Vuontudong sẽ chia sẻ một số tác dụng của loài hoa này cũng như cách trồng qua bài viết sau đây.
Thông tin cơ bản của hoa đậu biếc
Đậu biếc có tên tiếng Anh là Clitoria ternatea L., còn được gọi là bông biếc hay đậu hoa tím. Đây là một loài thực vật thân thảo và dây leo tồn tại nhiều năm. Hoa của cây có màu lam đậm, xanh tím hoặc màu trắng nhưng hay thấy nhất là màu xanh tím sẫm. Sở dĩ chúng khoác trên người màu sắc rực rỡ đó là do thành phần anthocyanins – một loại sắc tố có khả năng chống lại oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại rau củ và trái cây có màu sắc tương tự như vậy. Chất anthocyanins ngoài việc khiến cho hoa đậu biếc có màu xanh tím cũng có một số tác dụng khác.
Theo các chuyên gia của viện Y học cổ truyền, trong cây hoa đậu biếc có tồn tại một lượng độc tố nhỏ, tập trung ở cả rễ và hạt. Chất độc này thường được dùng trong điều chế một số vị thuốc trị côn trùng hay rắn cắn, thuốc xổ và thuốc tẩy.
Rễ cây đậu biếc có vị đắng và ngọt, có các chất hỗ trợ giải độc, lợi tiểu. Ở Ấn Độ, người ta cũng dùng rễ và hạt cây đậu biếc với lượng vừa đủ để chế thuốc lợi tiểu. Rất may là chất độc có trong cây hoa này được tìm thấy trong hạt và rễ cây. Còn hoa đậu biếc lại có thể sử dụng để chế làm màu thực phẩm và trị bệnh.
Theo Đông y, tác dụng của hoa đậu biếc rất đa dạng, trong đó có thể nói đến khả năng giúp lợi tiểu, kiểm soát mồ hôi, giải độc và nhờ vậy làn da trở nên căng bóng, mịn màng hơn. Bông biếc khi được sử dụng làm trà sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh đái tháo đường.
Khi làm trà hoa đậu biếc, người ta sẽ đem sấy cho đến khi hoa khô hẳn, sau đó để hoa khô trong nước sôi. Sau khi pha nước trà có thể chuyển sang màu tím, đỏ hay xanh lá cây tuỳ thuộc vào độ pH có trong trà.
Hoa đậu biếc mang tới những lợi ích tuyệt vời
Cây đậu biếc có một số công dụng tuyệt vời sau đây:
Tác dụng hoa đậu biếc – giàu chất chống oxy hoá
Chất chống oxy hoá trong hoa đậu biếc giúp loại bỏ các gốc tự do. Có thể bạn chưa biết, nếu trong cơ thể tích lũy quá nhiều gốc tự do sẽ gây ra stress oxy hoá và kích thích sự hình thành của các loại bệnh lý.
Vì đã phân tích trước đó rằng trong hoa đậu biếc có một lượng lớn “chất nhuộm màu tự nhiên” tên là anthocyanins hoặc delphinidin giúp giảm nguy cơ bị mắc bệnh về tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Delphinidin đã được khẳng định là có khả năng chống lại quá trình peroxy hóa lipid. Đây là quá trình khiến màng tế bào bị phá hủy, làm gia tăng sự lão hoá của cơ thể và giúp hình thành hợp chất malondialdehyde gây ung thư.
Nếu một người đang bị thừa cân hoặc béo phì thì nên thử uống trà hoa đậu biếc sau các bữa ăn nhiều chất béo. Điều này giúp kiểm soát hàm lượng enzyme Glutathione peroxidase cao trong cơ thể và đây là loại enzyme có tác dụng giảm quá trình peroxy hóa lipid nói trên.
Hoa đậu biếc giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường
Chất Anthocyanins có trong bông biếc giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách ức chế hoạt động của các loại enzyme tiêu hóa carbohydrate bao gồm alpha-amylase tuyến tụy, alpha-glucosidase ruột và sucrase ruột. Điều này giúp quá trình tiêu hoá và khả năng hấp thụ đường chậm hơn, làm giảm cả lượng insulin và lượng đường trong máu.
Khi lượng insulin trong máu giảm cũng sẽ làm giảm nguy cơ kháng insulin, hạn chế nguy cơ béo phì, rối loạn chức năng mạch máu và hội chứng chuyển hóa.
Hoa đậu biếc có tác dụng cải thiện bệnh lý tim mạch
Những chất chứa trong cây hoa đậu biếc có tác dụng kiểm soát huyết áp và hàm lượng cholesterol trong cơ thể người bệnh. Nghiên cứu tiến hành trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất của bông biếc giúp hạ huyết áp do tính chất làm thông thoáng lòng mạch máu để tăng dòng chảy tuần hoàn.
Thêm vào đấy, một công dụng tuyệt vời khác không thể bỏ qua của hoa đậu biếc chính là ngăn chặn sự hình thành huyết khối – một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đột quỵ. Đặc biệt nếu duy trì việc uống trà hoa đậu biếc sau mỗi bữa ăn chứa nhiều chất béo sẽ giúp ức chế sự hình thành tế bào mỡ và chất béo trung tính. Để chứng minh cho “năng lực” tuyệt vời trên, nhiều nhà khoa học cho biết chất chống oxy hoá trong hoa có khả năng ức chế hoạt động của enzyme lipase tuyến tụy – một loại enzyme giúp giải phóng chất béo trong thức ăn.
Một số lợi ích khác của hoa đậu biếc
Việc sử dụng hoa đậu biếc có thể đem tới nhiều lợi ích khác nhau sau:
- Khả năng chống nấm và kháng khuẩn: bông biếc chứa hàm lượng cao những chất chống oxy hóa giúp tăng cường tác dụng kháng nấm (trong đó có bào tử nấm Penicillium expansum) và chống lại vi sinh vật gây bệnh (chẳng hạn như S. aureus và S. mutans) ;
- Làm chất tạo màu tự nhiên và an toàn cho thực phẩm: màu lam, xanh tím đặc biệt của hoa đậu biếc khi được thêm vào quá trình sản xuất thực phẩm sẽ cho ra thành phẩm có màu sắc vô cùng đẹp mắt mà còn rất tốt cho sức khoẻ;.• Có thể uống thay thế một số loại trà chứa caffeine: trà hoa đậu biếc có thành phần không tương tự với lá trà xanh chứa caffeine nên bạn vẫn có thể an tâm dùng trà hoa đậu biếc mà không sợ mất ngủ.
Cách trồng cây hoa đậu biếc
Cách trồng hoa đậu biếc từ cành
Nếu trồng hoa đậu biếc bằng cành thì bạn cần lưu ý chọn các cành khoẻ, có mắt ngủ, không non quá cũng không già quá. Ươm cành trong bầu đất với tỷ lệ đất, phân, mùn như gieo hạt cho đến khi cành ra rễ và ra các cành con khoảng chừng 15 – 20cm mới có thể đem cây đi trồng. Lưu ý, trước khi trồng cần xới đất, rải vôi và phơi ải để loại bỏ các bệnh có hại trong đất.
Quy trình thực hiện:
- Tiến hành tạo hố trồng cây với kích thước 60 x 5 x 60cm.
- Dùng tay hay dao để tách bầu cây, không được làm vỡ bầu đất và tác động đến rễ của cây.
- Đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố đã có sẵn rồi lấp đất cao hơn cổ gốc khoảng 10 – 20cm.
- Nén chặt phần đất ở gốc để giúp cho cây thẳng.
- Tiến hành tưới nước cho cây, sau đó rải lớp lá hay rơm xung quanh gốc nhằm duy trì độ ẩm cho cây.
Cách trồng hoa đậu biếc từ hạt
Khi chọn hạt giống để trồng, lưu ý hạt phải tròn, đồng đều, không bị sâu hay mốc.
Quy trình thực hiện:
- Trước khi gieo cần bỏ hạt vào nước ấm khoảng 25 – 30 độ C ngâm trong vòng 7 – 10 tiếng.
- Tiếp theo, vớt ra rồi đem ngâm trong dung dịch kích thích khoảng 4 giờ đồng hồ.
- Sau đó, tiến hành gieo vào phần đất đã được chuẩn bị với tỉ lệ 50% đất thịt, 30% phân chuồng đã được ủ mục, 20% mùn và rải lớp đất mỏng khoảng 1 – 2 cm lên hạt đã gieo rồi tưới phun sương nhẹ.
- Cuối cùng, che chắn nắng cho phần đất mới gieo hạt bởi những sản phẩm chống nóng cho cây cảnh thông dụng.
Cách chăm bón cây đậu biếc
- Vào mùa khô, tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho cây. Mùa mưa chú ý công tác thoát nước để không làm cây bị úng ngập.
- Do tốc độ tăng trưởng cành lá của cây hoa đậu biếc rất nhanh vì vậy bạn cần phải tỉa cành định kỳ. Khi tỉa, bỏ các cành tăm, cành già, cành sâu bệnh sẽ giúp cây có sự phát triển và sinh trưởng nhanh hơn nữa. Định kỳ 1 tháng có thể bón phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân dê,… 1 lần cho cây. Tới khi cây ra hoa và quả thì có thể tăng cường bón thêm phân.
Kết luận
Vuontudong hy vọng bài viết đã bổ sung thêm cho bạn nhiều thông tin có ích và để bạn biết sâu hơn nữa về loài thân thảo ra hoa màu tím bắt mắt trên.