Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây sống đời
Cây sống đời đã trở nên quen thuộc với mọi người từ rất lâu. Ở khí hậu của nước ta, loài cây này phát triển mạnh và có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Không chỉ sử dụng để làm đẹp, sống đời còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Vuontudong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách trồng và chăm sóc cây sống đời.
Nguồn gốc và đặc điểm của cây sống đời
Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng, có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Đây là một loại cây thực vật thân thảo và phân nhánh, thuộc họ lá bỏng Crassulaceae.
Sống đời là một loại cây rất bền bỉ và khỏe mạnh. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản giúp bạn nhận biết loài cây này một cách rõ ràng:
- Đây là cây bụi thấp, thân tròn, mịn và có các đốm màu tía xung quanh thân. Chiều cao của cây thường chỉ từ 30 đến 35cm, phù hợp để trồng làm cây cảnh.
- Các lá mọc đối xứng với nhau. Phiến lá dày và mọng nước, màu xanh đậm.
- Cây có hoa phổ biến nhất là màu đỏ hoặc hồng. Hoa nở thành từng cụm trên ngọn của nhánh cây tạo thành các xúm tròn rất đẹp mắt.
- Cây ưa nắng nhưng vẫn có thể sinh trưởng tốt ở trong bóng râm trong một thời gian dài. Để cây phát triển tốt nhất, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng vừa phải như ban công hoặc dưới mái hiên. Điều này giúp cây tránh ánh nắng mạnh không làm cây mất nước và héo úa.
- Vì là loài cây hoang dã nên cây lá bỏng không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc. Đặc biệt, cây có khả năng sinh sản cây con từ các kẽ lá.
Phân loại cây sống đời
Dưới đất nước ta có nhiều loại cây sống đời với hình dạng và màu sắc đa dạng. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Cây sống đời (cây bỏng ta) có lá xanh mọng nước và hoa hình lồng đèn phổ biến với hai màu đỏ và hồng.
- Cây sống đời Đà Lạt có nguồn gốc từ Đà Lạt có hoa nhỏ dạng bông nhuyễn với nhiều màu sắc như đỏ thẫm, hồng, vàng và cam. Cây thường được sử dụng để trang trí vào dịp Tết.
- Hoa sống đời lá dài có phiến lá dài, viền răng cưa, cong và rủ xuống. Hoa mọc thẳng đứng, có màu hồng và thường chỉ nở vào tháng giêng.
- Hoa sống đời ngũ sắc (cây sống đời Thái) có hình dạng đặc biệt, có 5 màu khác nhau trên cùng một cây, hoa nhuyễn và chỉ nở đúng dịp Tết cổ truyền. Loại này rất được nhiều người ưa chuộng.
Ý nghĩa phong thủy của cây sống đời
Mặc dù bên ngoài nhỏ bé nhưng cây sống đời lại có sức mạnh vững chắc như tên gọi của nó. Khi lá rụng xuống đất, chúng có khả năng phát triển thành cây con. Điều này chứng tỏ được sự bền vững và vĩnh cửu theo thời gian.
Vậy nên vào ngày Tết, nhiều gia đình sẽ đặt cây lá bỏng như một lời cầu nguyện cho sức khỏe và hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, cây còn mang ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở và tinh thần đoàn kết của gia đình.
Cây lá bỏng cũng mang ý nghĩa đặc biệt đối với bạn bè. Đối với họ, cây này tượng trưng cho tình thân.
Đặt loại cây này trên bàn học hoặc bàn làm việc cũng có ý nghĩa tượng trưng cho ý chí vươn lên, khuyến khích bạn cố gắng và không bỏ cuộc. Đối với các sinh viên, cây còn thể hiện mong muốn đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp.
Cây sống đời được cho là hợp với nhiều tuổi như Tý, Sửu, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Mùi, vì màu hoa của nó phù hợp với các tuổi này, giúp mang lại may mắn, thuận lợi và tránh khỏi khó khăn.
Ngoài ra, sống đời còn phù hợp với mệnh Thổ và Hỏa. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng phong thủy cho đúng, cần tìm hiểu kỹ về màu hoa của cây phù hợp với từng mệnh khác nhau.
Công dụng cây sống đời
Ngoài những ý nghĩa phong thủy, cây sống đời còn được biết đến với những tác dụng tốt cho sức khỏe. Theo truyền thống dân gian, sống đời được sử dụng để điều trị bỏng, ngừa chảy máu, chữa vết thương, mắt đỏ và sưng đau.
Ngoài ra, cây lá bỏng còn được dùng để điều trị mụn nhọt, viêm ruột, tiểu ra máu và một số bệnh khác. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ được truyền lại trong cộng đồng dân gian, vì vậy, nếu muốn sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ trước. Ngoài ra, sống đời còn được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoại khoa và nhiễm trùng mà không gây ra tác dụng phụ.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sống đời
Trồng cây
Có hai cách đơn giản để trồng cây sống đời phong thủy.
- Để trồng bằng lá: Bạn cần gieo khoảng từ 2 đến 3 lá già từ cây xuống đất ẩm, sau đó bón phân và tưới nước đầy đủ. Cây con sẽ xuất hiện sau vài ngày. Bạn có thể tách nó ra và trồng trong chỗ mới khi cây mọc được 2 lá con.
- Để trồng bằng hạt: Bạn cần chuẩn bị đất trồng đầy đủ dinh dưỡng, độ phì nhiêu cao, dễ thoát nước. Gieo hạt xuống đất, tưới nước đầy đủ và đợi đến khi cây mọc 2 lá. Sau đó, bạn có thể đem cây con ra và trồng vào chậu to để cây phát triển tốt hơn.
Chăm sóc cây
Để cây sống đời phát triển tốt và ra hoa đẹp, cần chăm sóc cây đúng cách:
- Đất tốt cho cây là đất có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn đất, tro trấu, vôi bột, xơ dừa theo tỉ lệ 1:1:1:1 để cây phát triển tốt hơn.
- Cây sống đời không ưa nắng gắt, chỉ thích nắng nhẹ. Nên đặt cây ở gần cửa sổ hoặc tắm nắng cho cây 1 lần/1 ngày nếu để trong phòng. Nhiệt độ lý tưởng để cây sống là từ 20 – 32 độ C.
Lưu ý:
- Tránh trồng cây ở những môi trường lạnh, dưới 5 độ vì cây có thể bị chết đóng.
- Tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu cây mọc từ 1 – 2 tầng thì nên tưới 1 lần/1 ngày vào buổi sớm để tránh làm chết lá trên tầng dẫn đến chết cây.
- Sau 5 ngày kể từ ngày trồng, bạn nên bón vào cây 1 – 2 muỗng cà phê phân bón và trong 15 ngày tiếp theo ngâm NPK và bánh dầu rồi tưới lên cây.
- Không tưới dinh dưỡng lên hoa, vì hoa bị đọng dinh dưỡng có thể gây úng và chết.
Kết luận
Mong rằng những kiến thức về cây sống đời đã giúp ích cho bạn. Hãy truy cập thường xuyên vào Vuontudong để có thêm nhiều kiến thức về cách trồng và chăm sóc các loại cây nhé!