Hướng DẫnKỹ thuật trồng hoaTrồng và Chăm sóc

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận tốt nhất

Với nhiều người sành ăn, có lẽ mận hậu có vị ngọt nhất sẽ nghĩ đầu tiên đến Mộc Châu. Nhờ khí hậu nơi đây, nên loài cây này được trồng phổ biến và có chất lượng quả tốt hơn các vùng khác. Không khí với đặc tính mát lạnh quanh năm, có thổ nhưỡng đặc biệt nên cực kỳ phù hợp. Hãy cùng Vuontudong tìm hiểu ngay cách trồng và chăm sóc cây mận nhé!

Đặc điểm cây Mận HậuQuy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận tốt nhất

Đặc điểm thân cành của cây mận

Mận thuộc loại thân cây gỗ nhỡ, cành mảnh, tán xoè rộng có sức đâm chồi tốt, mỗi năm ra lộc 2 – 3 lần vào vụ xuân và vụ hè là chính.

Tuỳ thuộc từng giống mà cây mận chia cành theo chiều ngang hoặc chiều dọc nên cây mận có tán hình cầu, hình tháp hay hình nấm

Cành của mận có thể ra quả vài lần trên một cành hoặc nhiều cành vừa là cành quả lại là cành mẹ. Đặc điểm trên có ở hầu như tất cả loài trong họ mận.

Cành mận Châu Âu và Châu Mỹ có khả năng phát triển cũng nhanh không kém mận Châu Á dù có thời gian nghỉ đông rất lâu và số lượng đợt lộc thấp hơn.

Đặc điểm rễ của cây mận

Rễ mận tập trung chính ở trên lớp đất cao khoảng 0 đến 50cm tùy theo giống và mỗi loại đất, các rễ này mọc rất dày giúp cho cây đứng thẳng không bị nghiêng.

Khác với một số loại rễ cây, trên rễ mận ở phần nổi trên bề mặt sẽ có nhiều mầm ngủ. Khi điều kiện thuận lợi, những mầm ngủ có thể bật mầm mọc nên cây con.

Rễ mận chủ yếu phát triển theo chiều thẳng đứng do vậy những mầm ngủ của rễ phần dưới nổi trên mặt đất nếu điều kiện thuận lợi sẽ mọc trở thành cây con. Rễ mận cũng phát triển rộng hơn tán cây tương đối nhiều 30 – 70cm.

Đặc điểm hoa của cây mận

Màu sắc của hoa mận tuỳ theo loài có màu hồng nhạt hay tím trộn lẫn với màu chủ đạo là màu trắng. Hoa mận thuộc loại hoa nhỏ, đường kính hoa khoảng từ 5mm đến 25mm tuỳ mỗi loài. Khi cây mận đường kính của hoa tỷ lệ thuận với độ to của quả. Hoa mận gồm 5 cánh, hoa nở đồng đều về 4 phía.

Hoa mận nở từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, với các giống mận có vị chua sẽ nở sớm hơn làm quả chín sớm đi đôi chút. Phần lớn các giống mận không có khả năng tự thụ vì thế muốn thu được năng suất cao thì cần phải trồng xen kẽ vườn mận với những giống mận khác để cây cho nguồn hạt phấn.

Đặc điểm quả của cây mận

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận tốt nhất

Mận là loại quả hạch nên độ lớn của quả mận thay đổi khá đa dạng tuỳ thuộc vào loài như một số giống mận Châu Á quả sẽ nhỏ hơn mận Châu Âu và Châu Mỹ, loại to khoảng từ 8-10 quả/kg. Màu sắc quả cũng thay đổi khá đa dạng tùy giống, từ loại đỏ tươi đến tím, vàng và có giống khi quả chín còn giữ được màu xanh (mận hậu). Cũng có những giống mận khi quả chín được bao phủ một lớp phấn trắng bên ngoài, lớp phấn này có chức năng bảo vệ quả, tránh sự xâm nhập của Vi khuẩn, nấm, không để quả tiếp xúc với lớn nhiệt độ và khi trời quá nắng.

Một số giống mận sớm quả chín vào khoảng thời gian giữa tháng 3 đến đầu tháng 4, các giống chín trung bình vào khoảng tháng 5 và giống chín muộn cuối tháng.

Nói chung thời gian chín của mận có thay đổi theo các vùng sinh thái và thay đổi theo mỗi châu lục khác nhau.

Đặc điểm hạt của cây mận

Hạt mận được bọc bằng 1 lớp gỗ cứng, có vỏ ngoài chắc. Vì thế muốn hạt mau mọc mầm phải xử lý quả trước khi gieo trồng.

Kỹ thuật trồng cây mận hậu – mận bắc

Giống cây

Cây mận hậu được trồng với các phương pháp chính như là hạt hoặc ghép cành. Phương pháp gieo hạt thì hay bị thoái hóa và lâu có quả. Nhưng với phương pháp ghép cành lại được sử dụng rộng rãi vì có hiệu quả cao hơn.

Khi trồng cây giống người trồng cần chú ý đến phần lá và rễ. Cây con khoẻ là loại cây không bị sâu bệnh giúp có cây giống phát triển tốt.

Thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ phù hợp nhất trồng cây sẽ khoảng từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Đây là khoảng thời gian thuận lợi giúp cây phát triển tốt mà lại không mất thêm nhiều công chăm sóc. Nếu trồng với diện tích lớn, bạn chỉ cần trồng cách nhau tối thiểu 5m là cây có thể phát triển mạnh nhất mà không tranh nhau dinh dưỡng.

Làm đất, đào hố

Cây mận hậu ưa trồng tại các nơi có thời tiết mát và có khả năng chống nóng khá cao. Loại đất phù hợp nhất để trồng là loại đất thịt pha cát, có phần cơ giới nhẹ. Độ pH khoảng từ 5,5 – 7.

Đất trồng là nơi cao ráo, có tầng nông nghiệp canh tác tốt và dày khoảng 60cm và giúp tiêu thoát nước nhanh nhất. Trước khi trồng, người trồng cần đào hố tiêu chuẩn là 60x60x60cm và bón thêm khoảng 20kg phân chuồng ủ hoai mục + 1 kg phân lân và dùng vôi khử trùng. Tất cả được mang đi ủ trong hố khoảng 1 tháng sau mới tháng mới có thể trồng cây.

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận tốt nhất

Kỹ thuật trồng

Khi tiến hành trồng cần đào hố có kích cỡ vừa khít với bầu đất cây giống. Đặt bầu nhẹ xuống dưới hố để giữ cây đứng vững. Lớp đất phủ lên bề mặt, lấy tay nén nhẹ để cố định và giúp cây đứng vững. Sau khi trồng chú ý phải tưới nước nhằm giữ độ ẩm để cây nhanh ra rễ.

Kỹ thuật chăm sóc cây mận

  • Các điều kiện nước: Cây mận hậu có chế độ ở mức trung bình và không được làm đất bị khô hạn. Thời điểm cung cấp nước phù hợp là mùa khô, khi thời điểm ra quả và lúc chuẩn bị thu hoạch.
  • Phòng ngừa cây dại: Cây mận hậu là một loài cây khá nhạy cảm với cỏ dại. Cỏ dại sẽ tranh giành chất dinh dưỡng ngăn cản cây mận hậu phát triển. Vì vậy cần làm sạch sẽ, xới đất liên tục nhằm tránh cỏ dại gây hại.

Kỹ thuật cắt tỉa và tạo hình

  • Tỉa cành: Cây mận hậu khi phát triển cần chú ý cắt tỉa hợp lý. Cách tỉa cây hiệu quả nhất là theo hình phễu để có thể dễ chăm sóc. Mỗi cây chỉ nên giữ khoảng từ 3 – 4 cành chính. Cành chính được tạo thành một góc trung tâm, sau đó mở rộng ra thành những cành hướng về phía trước. Quả sẽ được mọc từ cành phụ và xung quanh cành chính.
  • Tỉa quả: Khi mận có đường kính khoảng trên 1cm thì tiến hành cắt tỉa để giữ khoảng cách giữa những quả để tạo độ thoáng mát. Điều này sẽ giúp cây tiếp nhận ánh sáng và phát triển tốt.

Bón phân hữu cơ

Muốn cây phát triển tốt và đồng đều thì cần phải bón thêm phân. Phụ thuộc theo độ tuổi và điều kiện thổ nhưỡng đất sẽ giúp tạo độ thoáng khí. Ở mỗi một độ tuổi, cây sẽ cần một lượng đất thổ nhưỡng thích hợp có thể bổ sung.

Thời điểm bón phân định kỳ sẽ khoảng 3 lần/năm. vào tháng 3 – 7 – 11

  • Tháng 3: Cần bón phân chuồng khoảng 20kg, 0.5 kg lân và 0.1 kg Kali Clorua nhằm giúp cây phát triển.
  • Tháng 7: tiến hành bón phân khoảng 0.075 kg lân, 0.075 kg Ure và 0.5 kg Kali clorua giúp cây hồi phục sau một vụ quả.
  • Tháng 11: Bón 15% super Lân, 25% Ure, 25% Kali Clorua. Cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cho cây có thể ngủ đông.

Lưu ý: Đến mùa thu hoạch chỉ được bón mỗi cây khoảng 3 lần, liều lượng phân cần thêm 10% so với năm trước. Khi vụ mùa năng suất cao cần bón nhiều cho cây nhanh hồi phục.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây mận hậu sẽ hay mắc phải một số bệnh phổ biến sau:

  • Rệp mận: Dùng Sherpa 0.2% vào khoảng cuối tháng 11 và tháng 12 nhằm giảm thiểu nguồn làm hại với phần lộc xuân.
  • Sâu đục ngọn: Đây là loại sâu bệnh hay gặp vào khoảng đầu mùa hè và sẽ làm giảm đến năng suất của cây.
  • Bệnh đục thân: Sâu đục thân sẽ khiến cây dễ bị giòn và hay bị ngã đổ. Cần sử dụng Trebon, Decis 0.1% để tiêu diệt trứng sâu.
  • Bệnh phấn trắng: Loại bệnh này sẽ ảnh hưởng mạnh trên cây, vì thế cần phải cắt tỉa và đốn cành. Sử dụng các thuốc phòng ngừa như Ridomil 35% để xịt.

Thu hoạch và bảo quản

Khi trông thấy quả chín bạn có thể thu hoạch dần, tốt nhất là hãy thu vào buổi sớm sẽ giúp quả mận ngon hơn nữa. Nếu phải vận chuyển đi xa bạn nên thu hái ngay khi quả đã chín khoảng 79%. Khi thu hái nên nhẹ nhàng, không làm quả bị dập. Để tại nơi thoáng mát sẽ giúp giữ quả được tươi lâu hơn. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về cây mận hậu do Vuontudong muốn cung cấp cho bạn. Hy vọng nhờ những chia sẻ trên sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hữu ích. 

Show More

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button