Chăm sóc mai địa thảo
Hoa mai địa thảo có màu sắc rực rỡ làm sáng rực góc ban công, góc vườn. Giống hoa này có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Hoa mai địa thảo nở nhiều lần, kéo dài từ mùa thu đến tận mùa xuân năm sau. Nhiều chị em phụ nữ yêu thích những khóm hoa mai địa thảo màu trắng hồng đã trồng hẳn vài chậu liền. Cách chăm sóc mai địa thảo không quá khó nếu chúng ta tuân thủ theo hướng dẫn của vuontudong.com:
Đất trồng: loại đất phù hợp với hoa mai địa thảo cần giàu dinh dưỡng. Có thể là đất dinh dưỡng tribat hoặc hỗn hợp giữa đất phù sa với trùn quế. Đất trồng cần được xới cho tơi xốp, có độ thoát nước tốt.Đảm bảo sạch không có tế bào nấm mốc.
Ánh sáng: hoa mai địa thảo là cây ưa bóng. Nên có thể xen kẽ vừa để trong nhà, vừa mang ra đón ánh mặt trời buổi sớm. Cần tránh ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu trực tiếp vào hoa. Bởi có thể làm hoa mất màu, thậm chí cháy nắng, khô héo.
Nhiệt độ: hoa mai địa thảo ưa khí hậu khô thoáng.Nên nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng từ 18 – 28 độ C. Nhiệt độ khô nóng mùa hè khiến cây sinh trưởng rất kém. Nên cần đặt cây ở nơi thoáng mát, tránh nắng tốt cho cây hoa.
Tưới nước: cánh hoa mai địa thảo mềm mỏng nên tránh tưới nước trực tiếp vào hoa. Như vậy sẽ làm hoa bị gãy, nát cánh. Chỉ nên phun sương nhẹ lên cây hoa và cấp ẩm vừa đủ cho đất trồng. Cần kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên bởi nếu quá nhiều nước, cây dễ bị thối nhũn.
Cắt tỉa: loại bỏ những cánh hoa rụng để tránh thối, làm tổ cho nấm mốc, rệp. Nếu phát hiện nhánh cây không tươi tốt có thể cắt tỉa cho chậu cây được đẹp hơn.
Phân bón: một số loại phân bón giúp hoa mai địa thảo nở rộ, dày bông, có màu đẹp là : phân trùn quế, phân NPK, phân tím đức,… Không bón phân trực tiếp vào đất mà cần pha loãng trước khi đem tưới.
Phòng trừ sâu bệnh: hoa mai địa thảo ít bị sâu bệnh. Nên chỉ cần 2 tháng/ lần pha loãng thuốc trừ sâu với nước. Để phun sương lên hoa giúp phòng ngừa sâu ăn lá và hoa mai địa thảo.