Chăm sóc cây tầm gửi
Cây tầm gửi đúng như tên gọi của nó, là loại dây leo đi gửi gắm thân mình vào cây thân gỗ khác. Cây tầm gửi có thể là mối đe dọa với những cây thân gỗ. Nhưng nếu cây thân gỗ vững chắc thì không có gì phải lo lắng. Cây tầm gửi có vai trò quan trọng trong cân bằng hệ sinh thái. Là loại dược liệu tốt và hoàn toàn có thể trồng làm cảnh. Cây tầm gửi sinh sống trên nhiều loài cây thân gỗ như cây chanh, cây gạo, cây bưởi,… Chăm sóc cây tầm gửi có những lưu ý gì? Hãy để vuontudong.com chia sẻ tới mọi người:
Đất trồng: tầm gửi không trồng trực tiếp trên đất mà cần lựa chọn cây chủ tươi tốt. Chắc chắn để cho tầm gửi sống ký sinh. Mầm cây có giác mút sẽ nhanh chóng bám chặt vào thân của cây chủ và nhận chất dinh dưỡng.
Ánh sáng: tầm gửi là loại cây ưa sáng nên phù hợp để trồng ngoài trời. Tầm gửi có thể lan đến tận ngọn của cây chủ và mọc dày dặn trên đó. Nếu sử dụng tầm gửi làm cây cảnh thì cần để ở vị trí đón nhiều ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ: từ 16 độ C trở lên là nhiệt độ lý tưởng để tầm gửi lan rộng và dày lá, ra hoa, quả. Vào mùa đông, trời trở lạnh, tầm gửi lan kém hơn nhưng không dễ bị chết nếu cây chủ vẫn còn sống tốt.
Tưới nước: tầm gửi hút nước và chất dinh dưỡng từ cây chủ. Cần đảm bảo đất trồng cây chủ được cấp ẩm thường xuyên. Có thể phun sương trực tiếp vào cây tầm gửi để chúng được xanh tốt.
Cắt tỉa: cây tầm gửi không cần chăm sóc gì nhiều. Nếu thấy cành cây nào có biểu hiện khô héo có thể loại bỏ. Nếu thấy cây tầm gửi ra quả hoặc có những lá to. Có thể sử dụng để đem nhân giống. Chờ ra rễ rồi lại cho bám vào cây chủ khác.
Phân bón: tầm gửi rất khỏe nên không cần chăm sóc nhiều. Chỉ cần cây chủ tốt thì tầm gửi cũng sẽ được xanh tốt. Vậy nên cần chú ý chăm sóc cây chủ là được.
Phòng trừ sâu bệnh: trong tầm gửi có chất kháng sinh tự nhiên nên không lo bị sâu bệnh làm hại. Tuy nhiên cây chủ vẫn có thể bị sâu bệnh phá hoại. Nên cần phát hiện sớm để không ảnh hưởng tới việc hút chất dinh dưỡng của cây tầm gửi.