Hướng DẫnKỹ thuật trồng hoaTrồng và Chăm sóc

Cây hoa nhài – đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Với màu trắng tinh khôi, dịu dàng và một mùi hương quyến rũ, hoa nhài đã chiếm trọn trái tim của những người yêu hoa. Bài viết này sẽ giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách trồng hoa lài. Nếu bạn đang quan tâm đến loài hoa này, hãy cùng Vuontudong đọc bài viết để tìm hiểu thêm chi tiết.

Giới thiệu về hoa nhài

Cây hoa nhài - đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Màu trắng tinh khôi của những bông hoa nhài.

Nguồn gốc của hoa nhài

Hoa nhài, còn được gọi là hoa lài, mạt ly, nhài đơn hoặc mạt lợi, thuộc họ thực vật Nhài – Oleaceae và có tên khoa học là Jasminum Sambac Ait. Cây hoa lài được phân thành hai loại phổ biến nhất là cây hoa lài ta và cây hoa lài nhật. 

Nguồn gốc của loài hoa này bắt nguồn từ khu vực bản địa phía Nam Đông Nam Á, và từ lâu hoa lài đã trở thành quốc hoa của nhiều nước như Philippines, Indonesia, Pakistan, Tunisia. 

Hoa này đã được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước đây và được trồng rộng rãi ở cả ba miền do cây này thích hợp với khí hậu của nước ta.

Đặc điểm cơ bản của hoa nhài

Một số đặc điểm của loài hoa này:

  • Thân cây: Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm và phát triển thành từng bụi lớn có chiều cao lên đến 2m, phân thành nhiều nhánh xum xuê.
  • Lá: Những chiếc lá có hình dạng bầu dục, màu xanh bóng mượt và thường ít rụng lá.
  • Hoa: Hoa mọc tập trung ở ngọn, có từ 2-3 hoa trên một cành. Đến mùa hoa nở, hoa có màu trắng xóa và hương thơm ngát lan tỏa khắp nơi.
  • Quả: Khi hoa tàn, cây hình thành những quả nhỏ màu đen, tuy nhiên chúng thường rụng nhanh và hiếm khi chúng ta thấy chúng.

Hoa nhài có mấy loại?

Loại hoa này được chia thành các loại dựa trên đặc điểm xuất xứ hoặc màu sắc của hoa:

  • Hoa lài đơn hoặc cây hoa lài ta: Loại này có hoa dạng đơn, với từ 5-7 cánh nở xòe, thường nhỏ hơn hoa lài kép và thường tỏa hương nhẹ vào buổi tối.
  • Hoa lài kép hoặc hoa lài Tây: Loại có hoa nhiều cánh xếp chồng lên nhau, cánh hoa to và có mùi hương thơm nồng nàn, quyến rũ.
  • Hoa lài Nhật: Loài này có màu sắc khác biệt, với màu tím, hoa và lá nhỏ hơn hai loại trên. Đây là giống hiếm và thường ít được trồng.

Ý nghĩa hoa nhài

Hoa nhài không chỉ có hương thơm giúp bạn thư giãn mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc được nhiều người yêu thích.

Ý nghĩa của hoa nhài trong nền văn hóa các nước

Cây hoa nhài - đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Hoa nhài mang lại những ý nghĩa đặc sắc gì?

Loài cây này được chia sẻ rằng mang ý nghĩa khác nhau trong các nền văn hóa trên thế giới:

  • Tiếng Ả Rập là nguồn gốc của tên gọi Jasmine của hoa nhài, trong đó “Jas” có nghĩa là tuyệt vọng và “min” có nghĩa là lời nói dối.
  • Người Hindu gọi hoa lài bằng cái rất ấn tượng “Ánh trăng của khu rừng nhỏ”.
  • Đây là quốc hoa của Pakistan, thường được đeo vòng hoa lài trên cổ khi cưới cô dâu chú rể. Ngoài ra, cũng thường được dùng để tán dương trong các dịp quan trọng.
  • Ở Philippines và Indonesia, vòng hoa lài được đeo lên cho những người tham gia nghi lễ tôn giáo hoặc cô dâu chú rể trong lễ cưới.
  • Tại Thái Lan, hoa lài là biểu tượng của người mẹ, nó nói lên tình yêu thương, bao bọc của người mẹ dành cho con.
  • Ở Mỹ, hoa lài là biểu tượng cho sắc đẹp, tình yêu và sự lãng mạn.

Ý nghĩa hoa nhài trong phong thủy

Cây hoa lài có hương thơm dễ chịu, dáng cây đẹp, thanh thoát, và thường mọc hướng lên trên, thuộc tính dương, được xem là loài cây mang lại tài lộc và thịnh vượng trong phong thủy. 

Hoa nhài được coi là cây phong thủy trong gia đình, giúp loại bỏ xú uế và thu hút năng lượng tích cực, cải thiện các mối quan hệ trong gia đình, giúp giảm căng thẳng và lo âu, từ đó giúp gia chủ đạt được thành công trong công việc. 

Ngoài ra, hoa lài còn có tác dụng kích thích sự hưng phấn và giúp tình cảm vợ chồng thêm nồng thắm khi đặt 1 chậu hoa trong phòng ngủ hoặc bên ngoài ban công cửa phòng ngủ.

Ý nghĩa của hoa nhài theo màu sắc

Màu trắng luôn là màu được yêu thích và phổ biến nhất của hoa lài vì nó tôn lên sắc đẹp, hương thơm và vẻ đẹp tinh khiết của hoa. Mỗi màu sắc mang một ý nghĩa riêng:

  • Hoa lài trắng: biểu tượng cho sự ngây thơ, đáng yêu và tinh khiết.
  • Hoa lài ửng hồng: thể hiện sự chia cắt.
  • Hoa lài vàng: biểu tượng cho sự duyên dáng và tao nhã.
  • Hoa lài vàng tươi: đại diện cho sự ngọt ngào của tình bạn.
  • Hoa lài hồng (nhài Tây Ban Nha): thể hiện sự nhạy cảm.

Công dụng của hoa nhài trong cuộc sống

Loại hoa này không chỉ nổi bật với hương thơm mà còn được sử dụng rất đa dạng trong đời sống. Dưới đây là các tác dụng của hoa lài mà nhiều người chưa biết đến:

  • Trang trí: Cây hoa lài cũng được trồng trong nhà làm cây cảnh hoặc trong các chậu nhỏ để đặt ở góc phòng.
  • Chế biến tinh dầu: Mùi hương của loài hoa này có khả năng khử các mùi hôi khác khá tốt, vì vậy thường được dùng để chế biến thành tinh dầu.
  • Chế biến thực phẩm: Hoa nhài được sử dụng để chế biến nhiều món ăn, đặc biệt là các món bánh và món chay. Loại hoa này cũng được sử dụng để chế biến các loại nước uống như trà hoa lài, trà hỗn hợp có hương lài, và nhiều loại thức uống khác.
  • Ứng dụng trong y học: Loại hoa này chứa nhiều chất có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh khác nhau, bao gồm chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa đường huyết và hỗ trợ điều trị ung thư.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài đơn giản

Cây hoa nhài - đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
Hoa nhài giống được bán trên thị trường.

Các bước trồng hoa nhài trong chậu

Để trồng cây hoa lài trong chậu, ta cần chuẩn bị đất và chậu trước. Sau đó, ta sẽ tiến hành trồng bằng các bước sau đây, tùy thuộc vào loại giống cây mà ta đã chọn:

Đối với cây hoa lài được mua từ vườn ươm:

  • Bước 1: Lấy cây hoa lài và làm ướt bầu rễ một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 2: Kích thích rễ bằng cách cào nhẹ dọc theo các rễ cây.
  • Bước 3: Chuẩn bị một chậu đất và đào một hốc đất có kích thước gấp đôi bầu rễ của cây và đặt cây vào chậu.
  • Bước 4: Đắp đất xung quanh hốc lên một chút để tạo ra một chỗ giữ nước.
  • Bước 5: Nhẹ nhàng vỗ đất xung quanh gốc cây để giữ cho cây đứng vững.
  • Bước 6: Tưới nước xung quanh gốc cây để giúp cây ổn định và cho thêm đất nếu cần thiết để cây đứng thẳng hơn.

Đối với cây hoa lài được giâm từ những cây trưởng thành: Tương tự như cách trồng cây mua từ vườn ươm.

Ngoài ra, ta cũng có thể mua hạt giống về trồng. Tuy nhiên trồng bằng hạt giống thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp và đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt.

Các bước chăm sóc hoa nhài

Hướng dẫn chăm sóc cây hoa lài trong chậu:

Tạo môi trường ẩm cho cây hoa lài phát triển:

  • Cần tưới nước cho cây mỗi ngày, nhưng không được làm ướt sũng đất, để tránh làm úng cây.
  • Kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách chọc ngón tay vào đất khoảng 5cm. Nếu cảm thấy đất khô, bổ sung nước cho đất.
  • Nếu trồng cây hoa lài trong nhà, cần lưu ý về độ ẩm không khí. Một số giống hoa có độ ẩm từ 30-45%, bạn có thể sử dụng bình xịt để phun nước thường xuyên cho cây.

Sử dụng cọc để hỗ trợ cây hoa lài leo:

  • Với những giống hoa lài leo, bạn nên sử dụng cọc để hỗ trợ cây phát triển khỏe mạnh.
  • Sử dụng dây cột để buộc cây vào cọc và tháo ra khi cây đã cứng cáp.

Bón phân mỗi tháng một lần:

  • Bón phân mỗi tháng một lần để thúc đẩy cây hoa lài phát triển và đơm hoa liên tục.
  • Có thể dùng phân bón dạng hạt bón ở xung quanh gốc cây hoặc dùng phân bón dạng lỏng pha loãng.
  • Nếu bón phân trực tiếp vào đất, cần chú ý để không làm đứt rễ của cây.

Thường xuyên cắt tỉa cây hoa nhài trong chậu:

  • Thường xuyên cắt tỉa lá của cây để tạo nhiều nhánh và cây phát triển tốt hơn.
  • Dùng tay ngắt hoặc kéo cắt để cắt tỉa lá, cành héo, cành chết, những cành mọc lòa xòa.
  • Trong quá trình cắt tỉa, bạn có thể tạo hình cho cây để cây hoa lài leo trông bắt mắt hơn.
  • Không nên cắt tỉa khi cây đang ra hoa, vì sẽ làm cản trở quá trình đơm hoa của cây. Nên cắt tỉa khi mùa hoa kết thúc.
  • Có thể cắt tỉa khoảng ⅓ số cành sau mùa hoa nở để cây ra hoa và xanh tốt hơn mùa trước.

Bảo vệ cây hoa nhài trong mùa thu và mùa hè

Cách chăm sóc cây hoa lài sẽ khác nhau tùy theo mùa trong năm. Sau đây là một số gợi ý để bảo vệ cây:

  • Mùa thu: Bạn nên che phủ một lớp lá thông khô, phân chuồng hoặc phân hữu cơ quanh gốc cây. Ngoài ra, có thể đặt cây vào một vị trí có nhiệt độ từ 15,5 đến 21 độ C.
  • Mùa hè: Bạn nên tưới nước hàng ngày để đảm bảo cây được giữ ẩm và tránh để cây dưới ánh nắng gắt.

Kết luận

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về cách trồng hoa nhài trong chậu và chăm sóc cây một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công trong việc trồng và chăm sóc những chậu hoa lài tuyệt đẹp và khỏe mạnh.

 

 

 

Show More

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button