Đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của loại hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu ngày nay đã trở thành biểu tượng của vẻ đẹp. Với vô vàn bông hoa nhỏ đủ màu sắc, loài hoa này mang ý nghĩa cực kỳ đặc biệt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về loài hoa này cùng với Vuontudong để biết cách chăm sóc và trồng hoa nhé!
Hoa cẩm tú cầu là hoa gì?
Nguồn gốc cẩm tú cầu ở đâu?
Cây hoa cẩm tú cầu (tên tiếng Anh: Hydrangea) – thuộc chi tú cầu, là loài bản địa của các vùng ôn đới ấm Đông Á, nơi có vùng núi cao trên 1000m tại Nam Á, Đông Nam Á và ở châu Mỹ.
Cây hoa cẩm tú cầu là loài cây thân gỗ có hoa vô tính. Phần lớn hoa cẩm tú màu thường mang màu trắng nhưng tuỳ theo độ pH của đất nên hoa vẫn có màu xanh lam, hồng, tím,… Cẩm tú cầu là loài cây ưa ẩm và phù hợp với khí hậu mát khoảng 15 – 25 độ C. Thế nên loài cây này được trồng phổ biến ở Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp,… Nhưng ở Việt Nam, nơi có khí hậu thích hợp nhất để trồng loài cây này là Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa,…
Cây hoa cẩm tú cầu chủ yếu được trồng theo 2 phương pháp cơ bản là giâm cành và chiết cành.
Bạn cũng đừng để vẻ đẹp của cây hoa cẩm tú cầu “đánh lừa”, bởi mọi bộ phận của cây đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc nếu vô ý nuốt phải.
Sự tích hoa cẩm tú cầu
Hiện nay đã có quá nhiều sự tích về hoa cẩm tú cầu, có lẽ vì cảm động trước vẻ đẹp của loài hoa này nên các nền văn hoá đã tạo ra một truyền thuyết đẹp và ý nghĩa. Sự tích cẩm tú cầu rung động lòng người nhất chính là truyền thuyết mang tên nàng Li-a với chuyện tình yêu trong sáng nhưng đượm buồn.
Chuyện kể rằng, ở một bộ tộc nhỏ nọ có tục lệ mỗi năm ban quyền năng cho một cô gái trinh nguyên. Li-a là cái tên được gọi cho lần hiến tế thứ 127. Nhưng Li-a đã có người yêu là Erike. Hai người cùng nhau chạy thoát và bị bộ tộc bám theo để vây bắt.
Vì đỡ mũi tên giúp Erike mà Li-a bị thương nặng. Trước khi ra đi cô đã cố dùng sức cầm trượng nâng hai tay lên không trung. Chính nơi cô nằm đã mọc nên muôn vàn loài hoa và người địa phương cho đó là hoa cẩm tú cầu. Chính tình yêu của con người đã tạo ra nhiều màu hoa cẩm tú cầu khác nhau và là thông điệp đầy ý nghĩa: Trắng trinh nguyên, đỏ mãnh liệt, xanh hy vọng và tím thủy chung.
Phân loại hoa cẩm tú cầu
Tùy theo mỗi vùng khí hậu mà hoa cẩm tú mang những màu sắc khác nhau, được phân làm 2 loại là cẩm tú cầu nhiệt đới và ôn đới:
- Cẩm tú cầu nhiệt đới có lá dài, nhọn dần, phần thân thấp và mảnh.
- Cẩm tú cầu ôn đới thường ngược với ôn đới với phần thân cao, mập mạp và lá tròn hơn.
Hoa cẩm tú cầu khoác lên người khá đa dạng màu sắc từ trắng tinh khôi, xanh lam, hồng, tím,… Bên cạnh đó cũng có khá nhiều loại hoa được nhân giống có màu đan xen như hoa trắng viền hồng hay viền xanh.
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu
Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu theo đất nước/nền văn hóa
- Tại Nhật Bản: Tặng hoa cẩm tú cầu là thông điệp của lời xin lỗi hoặc lòng biết ơn với 1 ai đó
- Tại Anh: Những bông cẩm tú như một lời nhắc nhở người đang cảm thấy tự hài lòng và mãn nguyện với sự thành công mà họ có được. Ở Anh người ta thường đặt cây hoa cẩm tú cầu để bàn để nhắc bản thân không được quỵ ngã vì bất cứ khó khăn gì.
- Tại Việt Nam: Những bông hoa cẩm tú cầu đẹp này là biểu tượng của sự thay đổi trong tình yêu vì màu sắc của hoa sẽ thay đổi theo độ pH của đất.
Ý nghĩa cẩm tú cầu theo màu hoa
Mỗi màu hoa cẩm tú cầu sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể hơn:
- Cẩm tú cầu hồng: Hoa cẩm tú cầu màu hồng thể hiện cảm xúc ngọt ngào cùng sự chân thành trong tình yêu như đám cưới, hạnh phúc với cuộc hôn nhân.
- Cẩm tú cầu xanh: Hoa cẩm tú cầu xanh biểu tượng của sự may mắn, lạc quan. Hay bày tỏ sự cảm ơn và lời xin lỗi chân thành
- Hoa cẩm tú cầu tím: Cẩm tú cầu tím tượng trưng cho sự chung thuỷ trong tình yêu, bên cạnh đó hoa cẩm tú cầu tím cũng là hình ảnh của sự giàu sang và sức khoẻ.
- Cẩm tú cầu trắng: Hoa cẩm tú cầu trắng biểu tượng của sự trong sáng, tinh khiết và sự hoàn hảo.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cẩm tú cầu tại nhà
Là một loại cây ưa mát lại dễ trồng nên bạn có thể trồng các loài hoa cẩm tú bằng hạt hay bằng nhánh. Cùng chúng tôi tham khảo cách trồng và chăm sóc cẩm tú cầu ngay dưới đây nào!
Thời gian thích hợp để trồng cẩm tú cầu
Nên trồng cẩm tú vào mùa thu, hay đầu mùa xuân. Cẩm tú cầu là loài hoa ưa mát và cũng khá dễ trồng. Thời gian trong ngày thích hợp để trồng là lúc sáng sớm hay chiều mát. Cây sẽ phát triển nhanh khi một mùa có nhiệt độ ấm.
Yêu cầu về đất trồng
Hoa cẩm tú không sống và phát triển trong đất ngập nước. Vì vậy cần đảm bảo đất trồng có độ thoát nước tốt khi trồng.
Hoa cẩm tú phát triển mạnh mẽ ở các loại đất màu mỡ, tiêu thoát nước nhanh và độ ẩm cao. Nếu đất thiếu chất dinh dưỡng cần bón bổ sung phân hữu cơ hoại mục vào đất trước khi trồng.
Nhiệt độ và ánh sáng
Hoa cẩm tú là loài ưa khí hậu se lạnh, mát nên ở Việt Nam, hoa này được trồng phổ biến nhất tại Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo,…
Ánh nắng đủ vào buổi sáng và bóng râm một phần từ buổi trưa đến hết buổi chiều là cách tuyệt vời để giúp hoa cẩm tú phát triển. Tránh để cây dưới ánh nắng mặt trời nhiều vào mùa hè, đặc biệt là cây con.
Kỹ thuật trồng hoa cẩm tú cầu
Bạn có thể trồng cẩm tú cầu bằng hạt hay dùng nhánh đều được. Các bước trồng cây theo cách giâm cành được tiến hành như sau:
- Cắt khúc: Lựa chọn loại nhánh có nhiều búp, vỏ đã chuyển qua màu gỗ, to khỏe và lá xanh tươi để cắt dài khoảng 30-40 cm. Sau khi cắt xong đem nhúng trong nước một vài giờ để thúc cành nhanh ra rễ. Sau đó đem cành vùi vào đất ẩm ướt.
- Cố định cành giâm: Lấy thanh tre cột chặt cành lên để không bị gãy, sau đó đem để vào nơi có nắng dịu. Đợi đến lúc cây đã cứng cáp và bắt đầu phát triển bình thường. Sau khi thấy trên cành giâm có lá mới và thấy cây con đã đủ lớn để đem trồng thì bứng nó ra nơi khác để trồng.
Cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu
Để tạo ra hoa cẩm tú cần chú ý chăm sóc như sau:
- Tưới nước thường xuyên: Cây tú cầu bị héo lá cần được tưới ngay để không làm mất khả năng ra hoa. Phải tính toán tưới như thế nào là hợp lý để nước không bị ứ đọng trên bề mặt của đất.
- Bón phân: 1 hoặc 2 lần trong năm vào khoảng cuối đông và đầu xuân lượng bón thay đổi theo kích thước của cây. Không lạm dụng phân bón sẽ gây bệnh trên cây, không rải phân sát gốc mà chỉ tưới nước sau khi rắc phân.
- Tỉa cành: Trong mùa đông trễ nhất đầu xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa).
- Phòng trừ sâu bệnh: Một số loại bệnh hay mắc khi trồng hoa cẩm tú cầu là bệnh phấn trắng, đốm lá và héo lá. Những loài côn trùng gây hại khác bao gồm rệp và ve nhện đỏ.
Hướng dẫn cách thay đổi màu hoa cẩm tú cầu
Một sự thật thú vị là hoa tú cầu có thể chuyển màu sang xanh lam hay màu hồng phụ thuộc vào độ pH của đất trồng. Cách làm đơn giản như sau:
- Để có những đoá hoa cẩm tú có màu xanh đậm hơn: Bạn có thể tăng độ kiềm của đất trồng (hạ độ pH của đất), với độ pH của đất là 5.5 hoặc thấp hơn một chút, bạn sẽ có những cánh hoa màu lam sẫm tuyệt đẹp.
- Để có những bông hoa cẩm tú có màu xanh hồng: Bạn có thể tăng độ chua của đất trồng (tăng độ pH của đất), với độ pH của đất từ 6.5 đến 7.0, bạn sẽ có những bông hoa màu hồng ngọt ngào và đầy thơ mộng.
Kết luận
Vuontudong mong rằng với các thông tin trên sẽ cho bạn biết được đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu đấy.