Chăm sóc hoa hồng tú cầu
Hoa hồng tú cầu còn được gọi là hoa pháo hồng, huyết hoa,… Cây hoa hồng tú cầu thuộc loại cây thân thảo. Thân cây phát triển từ hệ củ nằm sâu trong đất. Hoa hồng tú cầu chinh phục ánh nhìn của mọi người bởi những chùm hoa tròn màu đỏ rực. Mỗi chùm hoa lớn gồm 40 – 50 bông hoa nhỏ. Rìa phía ngoài quả cầu đỏ rực là lớp nhị màu vàng. Chăm sóc hoa hồng tú cầu không quá khó nếu bạn tham khảo hướng dẫn cơ bản từ vuontudong.com:
Đất trồng: hoa hồng tú cầu nhìn khá là cầu kỳ nhưng lại không kén đất trồng. Cây có thể sinh trưởng ở hầu hết các loại đất. Miễn sao đất thỏa mãn giàu mùn, có độ tơi xốp và đảm bảo khả năng thoát nước.
Ánh sáng: hoa hồng tú cầu sinh trưởng và phát triển tốt tại nơi bán râm. Cần đặt cây dưới những tán cây lớn. Hoặc đặt ở nơi có thể đón ánh sáng mặt trời nhẹ. Cây hoa có khoảng thời gian ngủ đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Cần chú ý bảo quản cây ở nơi ấm áp.
Nhiệt độ: hoa hồng tú cầu thích hợp trồng tại những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Cây không thể chịu được lạnh. Cũng cần tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt mùa hè.
Tưới nước: thời kỳ cây hoa hồng tú cầu ngủ đông thì chỉ cần tưới nước 1 lần/ tuần. Thời kỳ ra hoa thì tưới nước 1 lần/ ngày vào thời điểm sáng sớm hoặc tối muộn. Lượng nước tưới vừa đủ để cấp ẩm cho lớp đất. Chậu cây cần có lỗ thoát nước thừa, tránh úng đọng làm thối củ.
Cắt tỉa: cây hoa hồng tú cầu không yêu cầu cắt tỉa thường xuyên. Để hoa nở đúng dịp Tết thì cần sử dụng bao hoa chuyên dụng để bảo quản. Quấn chặt bao hoa sao cho vừa kín bông hoa chuẩn bị nở theo hình chóp nón.
Phân bón: sử dụng phân chuồng hoai mục, phân vi sinh hoặc phân tổng hợp NPK để bón vào đất trồng trong thời gian hoa phát triển. Nếu thấy lá kém sắc, héo úa có thể sử dụng phân bón lá dạng xịt.
Phòng trừ sâu bệnh: cây hoa hồng tú cầu ít bị sâu bệnh làm hại. Chú ý cắt tỉa lá héo, mục nát để tán cây thông thoáng, không bị côn trùng trú ngụ