Hướng DẫnKỹ thuật trồng hoaTrồng và Chăm sóc

Tất tần tật thông tin ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Kim Ngân được biết là 1 trong số các loài cây mang lại điều an lành, hạnh phúc và có nhiều ý nghĩa phong thuỷ với gia chủ. Vì thế nên đây là loài cây đặc biệt được ưa thích ở Việt Nam ta. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân ngay dưới bài viết của Vuontudong nhé.

Cây kim ngân có nguồn gốc từ đâu?

Trong cái tên Kim Ngân từ “ngân” có ý nghĩa là ngân lượng và tiền bạc nên cây Kim Ngân được gắn với tài lộc, mong muốn những điều tốt đẹp, trù phú trong cuộc sống. Tên tiếng anh của cây là Pachira Money Tree cũng liên quan tới tiền bạc. Tên khoa học là Parachi Aquatica. Kim Ngân được biết là có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ.

Tất tần tật thông tin ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Đặc điểm của cây kim ngân

Kim Ngân là loài cây bóng râm, chịu ánh sáng yếu nên khi trồng nó trong nhà cũng có thể phát triển tốt.

Cây Kim Ngân có 2 dạng:

  • Cây cảnh: Trồng trong chậu mini hay bình thuỷ sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và xum xuê khoảng 5 – 7 lá một cành.
  • Cây mọc tự nhiên: Cây có thể cao tới 18m, cây sẽ ra hoa và đậu quả.

Cây kim ngân sẽ ra hoa khi được trồng một cách tự nhiên và với điều kiện khí hậu thích hợp. Hoa kim ngân khá to và nở đơn, có màu trắng hay đỏ. Cây kim ngân nở hoa là lộc may và nở rộ. Quả hình trứng trông khá giống trái bơ và chuyển màu nâu khi chín. Bên trong quả có thể chứa 10-20 hạt.

Cây kim ngân mang đến những lợi ích gì?

Những lợi ích mà cây kim ngân mang đến cho gia chủ mà bạn sẽ cảm thấy thích thú gồm:

Lọc không khí

Không khí trong nhà tưởng rằng khá sạch song đôi khi lại ẩn chứa một số yếu tố gây độc hại, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình, ví dụ như hợp chất benzen, formaldehyde, carbon monoxide, và xylene. Cây kim ngân hoạt động như một chiếc máy lọc không khí tự nhiên, giúp cơ thể loại bỏ những tạp chất độc hại, từ đó mang tới cho bạn nguồn không khí sạch và cải thiện sức khỏe đường hô hấp hiệu quả hơn nữa.

Giúp tản bức xạ

Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ, đau đầu hay thậm chí còn là gây stress. Cây kim ngân không chỉ mang đến tác dụng đẹp đối với không gian sống và làm việc mà có thể giúp bạn giảm bức xạ từ những thiết bị khác như laptop, điện thoại di động, tivi hoặc lò vi sóng. Nếu bạn đang có mong muốn trồng một loại cây dễ chăm sóc và mang đến nhiều lợi ích khác nhau thì kim ngân sẽ là gợi ý thú vị cần cân nhắc đấy.

Làm sạch nước bể cá

Cây kim ngân có thể sống tại các nơi khác nhau, ví dụ như trong hồ cá thuỷ sinh hay chậu cây. Theo nhiều chuyên gia, rễ kim ngân khi được trồng trong môi trường thuỷ sinh sẽ giúp đào thải nitrat ra khỏi nguồn nước, qua đó bảo vệ cá cùng những loài thuỷ sinh một cách tốt hơn vì nitrat thường được coi là hợp chất có hại khi xuất hiện trong nước với hàm lượng cao.

Trong phong thuỷ cây kim ngân mang tới những ý nghĩa gì?

Tất tần tật thông tin ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cây Kim Ngân có dáng thẳng đứng hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau biểu tượng về tinh thần đoàn kết, vững vàng vượt sóng gió. Lá cây luôn xanh tốt vượng phong thuỷ tiền bạc, chứa đựng sức sống mạnh mẽ.

Cũng vì vậy nên người ta cho biết khi đặt cây Kim Ngân trong nhà, cạnh nơi tiếp xúc hay có liên quan tới tiền sẽ giúp mang lại sự thịnh vượng, may mắn về tài chính cho gia chủ. Kim Ngân cũng hay được lựa chọn để trên bàn họp, làm việc nhằm mang tới vượng khí cùng sự may mắn cho doanh nghiệp.

Ý nghĩa số cây Kim Ngân trồng trong chậu

  • Thế “trụ thiên “: Chậu trồng 1 cây duy nhất có thân cây to và mập mạp. Đó là thế cây vững chãi, trường tồn và kiên định.
  • Thế “phúc – lộc – thọ “: Chậu trồng 3 cây, tết lại với nhau mang ý nghĩa bền chặt song hành của phúc – lộc – thọ.
  • Thế “phúc – lộc – thọ – an – khang “: Chậu trồng 5 cây mang biểu tượng 5 yếu tố trên hoà hợp, đồng hành với nhau.

Ý nghĩa theo tuổi và mệnh của cây kim ngân

Lá cây chia 5 nhánh là biểu hiện của sự cân bằng 5 yếu tố kim, mộc, thuỷ, hỏa và thổ. Vì thế nên cây Kim Ngân hoàn toàn không tương khắc với các mệnh trong phong thuỷ. Thế cho nên khi có được sự kết hợp như vậy chắc chắn tiền tài sẽ ngày càng phát triển hơn:

  • Thân cây màu nâu, kích thước bằng 50% diện tích cả cây nên hợp mệnh thổ và kim.
  • Tán cây rộng, lá xanh mướt hợp mệnh mộc và mệnh hoả.
  • Mệnh hoả và thuỷ cùng tương sinh với đặc điểm cây.

Kim Ngân hợp với tất cả mọi tuổi:

  • Kim Ngân khắc phục các khiếm khuyết trong tính cách của người tuổi tuất, thân, tý. Đa phần những người tuổi này thường rất chân thành và lương thiện nhưng cũng vì thế nên họ dễ bị lợi dụng lòng tốt. Cây Kim Ngân sẽ mang tới sự hài hòa và dẫn lối đường công việc của họ theo hướng thuận lợi và gặt hái được nhiều thành công nhất.
  • Người tuổi Tuất thông minh, nhanh nhẹn và tốt bụng rất thích giúp đỡ người xung quanh. Kim ngân giúp họ củng cố địa vị và thuận lợi trong sự nghiệp.
  • Người tuổi Thân nhanh nhẹn, khôn khéo và thông minh trong các vấn đề liên quan tới tiền bạc. Họ cũng là người tự tin và cầu tiến. Sở hữu cây kim ngân giúp chủ nhân gìn giữ của cải và tài vận vững vàng.
  • Người tuổi Tý rất biết cách kiếm tiền, có ý thức tiết kiệm nhưng chỉ thiếu một chút nhạy bén khi đầu tư. Cây kim ngân sẽ mang tới cho chủ nhân vận may mắn cùng cơ hội lớn.
  • Những người tuổi còn lại thì cây tôn thêm những nét tính cách nhanh nhạy, linh hoạt của bản thân, giúp đường đời mở rộng hơn nữa.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây kim ngân

Tất tần tật thông tin ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cách trồng cây Kim Ngân

  • Đất trồng: Nên dùng đất có rất giàu dinh dưỡng, đất tơi xốp trộn mùn gỗ ủ mục. Hay bạn có thể sử dụng đất TS2 có thành phần kích rễ phát triển tốt, để cây hấp thụ nước và dinh dưỡng nhanh hơn.
  • Phương pháp trồng: Cây kim ngân có thể trồng bằng hạt hay giâm cành. Thời gian giâm cành thích hợp nhất là mùa hè.
  • Kỹ thuật trồng: Đầu tiên, bạn rải 1 ít sỏi vào đáy chậu giúp cây thoát nước tốt và đổ đất vào 1 ⁄ 2 chậu. Sau đấy bạn bỏ cây vào và đổ tiếp số đất còn lại rồi nhấn chặt để đặt cây thẳng. Bạn tưới đủ nước vào cây và đặt cây ở bóng mát tới khi cây bén rễ rồi mới chuyển qua nơi nắng phù hợp.

Cách chăm sóc cây Kim Ngân

  • Nước tưới: Cây Kim Ngân không cần tưới nước quá thường xuyên. Nếu trồng trong nhà, bạn có thể tưới nước mỗi tuần 1 lần theo cách phun sương. Cây ngoài tự nhiên thì 1,5 tuần tưới 1 lần theo kiểu nước ngập gốc.
  • Dinh dưỡng: Bạn bón phân NPK vào cây. Bạn hoà phân bón vào nước và tưới quanh gốc, mỗi 1-2 tháng làm 1 lần là được.
  • Nhiệt độ: Cây ngoài tự nhiên có thể sống được với nhiệt độ 10-40 độ C. Cây trồng trong nhà sẽ thích hợp nhiệt độ 15-25 độ C. Cây Kim Ngân dễ bị sốc nhiệt khi đột ngột bị chuyển từ nơi rất nóng qua nơi lạnh và ngược lại.
  • Ánh sáng: Cây Kim Ngân không cần nơi nắng quá gay gắt vì vậy nên đặt ở nơi có lượng nắng vừa phải.

Một số bệnh hay thấy ở cây kim ngân và cách khắc phục

Cây Kim Ngân bị vàng lá, úa lá

Tuỳ theo nguyên nhân để chọn cách khắc phục cho thích hợp:

  • Tăng độ ẩm bằng cách phun sương lên cây (có thể dùng bình xịt) ngày 2-3 lần.
  • Không đặt cây nơi ánh sáng mặt trời rọi thẳng, không gần bếp lửa,…
  • Tránh chuyển cây quá nhiều lần và phải chọn nơi đặt chậu cố định và thích hợp nhất.
  • Điều chỉnh lượng nước thích hợp, tưới vừa phải.
  • Khi quan sát thấy lá cây Kim Ngân chuyển màu vàng nhạt, người trồng nên cắt bỏ bớt lá và dọn hết lá rụng ở gốc để tránh tạo cơ hội cho một số bệnh khác phát triển.

Cây Kim Ngân bị đốm lá

  • Bệnh đốm lá ở cây Kim Ngân có thể là sự biểu hiện của việc cây thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là kali. Bạn nên bổ sung kali vào cây theo cách pha loãng với nước rồi tưới xung quanh gốc.
  • Rầy và rệp tấn công cây cũng khiến tình trạng bệnh đốm lá gia tăng. Khi cần thiết, dùng thuốc Diazan để phun lên cây với lượng vừa đủ. Kết hợp rửa lá liên tục với nước muối pha loãng giúp cây sạch, xanh và khoẻ.

Kim Ngân bị thối rễ và chết

Thối rễ là kết quả của việc độ ẩm cao và đất ngập nước khi người trồng tưới cây quá nhiều.

  • Nếu bạn nhìn thấy cây có hiện tượng thối rễ thì việc tiếp theo là cần đưa cây rời xa chậu đất ngay. Dùng dao cạo nhẹ một mảng lớp vỏ cây xem thân cây còn xanh tươi hay là chuyển qua xám nâu. Nếu đã có màu xám nâu thì không thể nào cứu chữa được nữa.
  • Nếu thân cây có màu xanh tươi và bộ rễ vẫn còn nhiều đoạn khoẻ mạnh thì phải nhanh chóng rũ bỏ hết lớp đất cũ trên rễ cây. Tiếp theo là dùng dao hay kéo cắt bỏ phần rễ bị thối. Dùng thuốc diệt nấm bệnh trên lan Ridomil Gold để bôi lên vết cắt giúp giảm thối rễ, thối thân và thối đọt. Cũng có thể pha loãng Ridomil với nước rồi ngâm phần rễ vào khoảng 2-5 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp đất mới khi trồng lại cây. Nên trộn thêm một chút tro bếp hoặc xơ dừa cho đất vừa giữ đủ độ ẩm nhưng lại thoát nước tốt. Lưu ý chọn chậu trồng có lỗ thoát nước dưới đáy. Lần trồng mới này bạn nên chú ý việc tưới bớt nước lên cây, hãy tưới khi đất trong chậu thật khô ráo.

Kết luận

Hi vọng các thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu biết hơn về cây kim ngân và cách trồng cũng như chăm sóc giống cây này nhằm tạo nên vẻ đẹp cho không gian sống. Đừng quên truy cập Vuontudong để tìm hiểu những mẹo hữu ích trong chăm sóc nhà cửa và gia đình bạn nhé.

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button