Chăm sóc trầu bà lá lỗ
Cây trầu bà lá lỗ sở hữu những phiến lá vô cùng độc đáo. Lá của cây có hình bầu và nhọn dần về phía đầu. Lạ ở chỗ là khi nhìn sơ qua cứ tưởng như lá cây bị sâu ăn rách lỗ chỗ. Sử dụng cây trầu bà lá lỗ để trang trí thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Cây có thể sinh trưởng trong môi trường nước hoặc đất trồng. Cùng vuontudong.com điểm qua những nét chính trong cách chăm sóc trầu bà lá lỗ.
Đất trồng: nếu trồng trong chậu thì cây trầu bà lá lỗ không kén đấy trồng. Chỉ cần chú ý đất trồng có độ thoát nước tốt. Nếu trồng trong bình thủy sinh thì cần duy trì mực nước đầy đặn.
Ánh sáng: cây trầu bà lá lỗ là loại cây ưa bóng râm. Cần đặt cây ở gần cửa sổ, trên bàn làm việc, giáp ban công,…Đảm bảo vị trí đặt cây tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Hàng ngày chỉ nên mang cây phơi nắng sớm khoảng 2 – 3 giờ để thúc đẩy lá cây quang hợp.
Nhiệt độ: duy trì khoảng nhiệt độ từ 18 – 32 độ C là môi trường lý tưởng nhất để cây trầu bà lá lỗ sinh trưởng và phát triển tốt. Ở mức nhiệt độ cao hơn, lá của cây sẽ xuất hiện nhiều vết đốm cháy hoặc khô héo.
Tưới nước: trước khi tưới nước cho cây trầu bà là lỗ nên dùng ngón tay kiểm tra tình trạng đất. Chỉ cần tưới khi đất trồng đã khô hẳn. Lượng nước tưới cần vừa đủ và đảm bảo chậu cây có lỗ thoát nước đọng.
Cắt tỉa: trong khi tưới nước cho cây tranh thủ quan sát phát hiện những chiếc lá bất thường. Dùng chiếc kéo sắc để cắt tỉa những lá cây bị rập nát, héo úa..
Phân bón: sử dụng phân hữu cơ như phân bò công nghiệp, phân trùn quế,… để bón cho cây trầu bà lá lỗ. Định kỳ bón phân 3 – 4 tháng/ lần. Trồng trong bình thủy sinh có thể tham khảo sử dụng dung dịch dinh dưỡng để thêm vào nước.
Phòng trừ sâu bệnh: cây trầu bà lá lỗ có thể xuất hiện rệp hoặc cuốn chiếu trên thân và lá cây. Cần kiểm tra kỹ bằng mắt thường để phát hiện sớm. Cắt tỉa lá bị sâu bệnh. Nếu nặng hơn cần tham khảo sản phẩm trị sâu bệnh chuyên dụng.