Hướng DẫnKỹ thuật trồng hoaTrồng và Chăm sóc

Hoa hải đường – thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng

Hoa hải đường vốn là một loại cây cảnh có hoa được ưa chuộng và mang tới nhiều ý nghĩa tốt lành cho gia chủ. Hôm nay Vuontudong sẽ làm rõ thêm những ý nghĩa về cách trưng bày hoa hải đường theo phong thuỷ mang tới nhiều may mắn, tài lộc nhất nhé.

Thông tin nguồn gốc của hoa hải đường

Hoa hải đường là loài hoa thuộc loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà (Camellia), có tên khoa học gọi là Camellia amplexicaulis.Hoa hải đường – thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng

Hải đường có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Á và có rất nhiều ở Brazil. Hiện nay được trồng phổ biến trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cây hoa hải đường thích hợp được trồng phổ biến ở một số tỉnh từ Lạng Sơn đến Thừa Thiên Huế.

Đặc trưng của loại hoa này đó là có thân gỗ cao lên đến 3m và hoa dạng bụi. Cành nhánh của hoa hải đường khá nhiều, dài hơn, lá mọc cách, nhẵn, bóng và có màu xanh thẫm, thêm nữa các mép lá có răng cưa nhỏ.

Cây hải đường chỉ ra hoa đơn lẻ có 1 đến 3 đoá đầu cành, cánh hoa hải đường nhẵn mịn và nở chồng lên nhau. Hoa hải đường chỉ nở đúng dịp Tết âm lịch và màu sắc phổ biến tại Việt Nam chính là màu hồng, đỏ, trắng hoặc màu vàng.

Hoa hải đường ở Việt Nam là một loại cây phong thuỷ được mọi người ưa chuộng và mang tới những lợi ích tốt đẹp. Nhưng loài hoa này sẽ phát huy hết tác dụng của nó khi được đặt đúng chỗ, ở vị trí thích hợp.

Hoa hải đường mang tới cho chúng ta ý nghĩa gì?

Hải đường được ưa chuộng không những bởi vẻ ngoài thanh tao, quý phái mà vì đây là loài hoa nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa về phong thuỷ của hoa hải đường

Hải đường là một loài hoa mạnh mẽ và đầy sức sống. Chúng không mang một vẻ đẹp quá lộng lẫy nhưng với từng bông hoa đều mang tới cho người ngắm hoa một cảm giác ấm áp nhờ sắc hồng đỏ đặc trưng của nó.

Trong phong thuỷ hoa hải đường tượng trưng cho cuộc sống giàu có và phú quý. Bên cạnh đó cũng thể hiện cho một cuộc sống đầm ấm và một tình bạn thắm thiết. Là biểu tượng cho sự sum vầy, loài hoa hải đường có màu tươi sáng tạo cho con người cảm giác ngập tràn năng lượng. Mang may mắn đến cho gia chủ và giúp công việc kinh doanh được thuận lợi hơn trong dịp năm mới đến.

Vì hoa hải đường có nhiều ý nghĩa về phong thuỷ nhưng bạn cần hết sức cân nhắc cách trưng bày làm sao cho phù hợp. Chỉ có điều này mới giúp cho ý nghĩa, tác dụng của hoa hải đường được thành hiện thực. Bạn có thể tham khảo những cách đặt hoa hải đường sau đây như:

  • Đặt hoa hải đường trước hiên và trong sân: Đây là vị trí có thể mang tới sự may mắn, đón lộc đầu năm. Ngoài ra còn có thể giúp gia đình có nhiều điều tốt lành trong một năm mới.
  • Đặt hoa hải đường trong phòng khách: Đặt hoa trong phòng khách sẽ giúp tạo không khí tươi vui và ấm áp cho gian phòng. Đồng thời cũng thể hiện tình thương yêu, đoàn kết trong gia đình.
  • Đặt hoa hải đường ở cổng nhà: Đặt hải đường ở cổng nhà sẽ giúp thu hút mọi ánh mắt với màu hồng đỏ rực rỡ. Đồng thời cũng thể hiện sự hào nhoáng của gia chủ và cầu mong sức khỏe, may mắn cho những người thân khi đến chơi nhà.
  • Bình hoa hải đường đặt trên bàn thờ tổ tiên: Thể hiện sự biết ơn, tôn kính, chứng giám lòng hiếu thảo và cầu mong gia đình một năm bình an.

Hoa hải đường – thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng

Ý nghĩa hoa hải đường theo màu sắc

Hải Đường có 3 sắc hoa Trắng, Đỏ, Vàng nhưng phổ biến nhất là sắc Trắng và Đỏ. Mỗi màu sắc của chè nội lại mang những ý nghĩa riêng biệt như

  • Hải đường đỏ: mang đến sự thịnh vượng và may mắn. Tạo ra nhiều của cải cho gia chủ
  • Bạch hải đường: hoa tượng trưng cho vẻ thuần khiết, trong trắng. Thích hợp với các thiếu nữ xinh xắn, dịu dàng
  • Hoa hải đường vàng: Thể hiện cho sự trường tồn, trường thọ, “bách niên giai lão”, phù hợp với người mệnh Kim và Thổ
  • Hải đường hồng: được coi là sự nhiệt huyết và lãng mạn của tình yêu

Ý nghĩa hải đường trong tình yêu

Mang hương thơm ngào ngạt, vẻ đẹp thùy mị và kiều diễm nhưng cũng có ý nghĩa vô cùng buồn bã và đau khổ. Hải đường tượng trưng cho tình yêu đau khổ. Khi người ta vấp vào những khúc mắc của tình yêu, họ sẽ ví bản thân với các đoá hải đường. Người xưa gọi hải đường là hoa đau thương, dùng nó để gợi nên tâm trạng buồn bã chia ly của nam và nữ.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa hải đường

Hoa hải đường không phải là khó trồng tuy nhiên đòi hỏi bạn cần có cách trồng và chăm bón phù hợp. Loại cây này thân gỗ nhưng có thể chịu bóng bán phần nên đặc biệt ưa thích khí hậu mát mẻ. Bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:

Hoa hải đường – thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa và cách trồng

Đất trồng

Loại cây này ưa sinh sống tại các nơi tơi xốp, thoáng khí và giàu dinh dưỡng. Khi chuẩn bị đất trồng bạn nên bón lót bằng những loại phân hữu cơ nhé.

Đất trồng bạn nên chọn đất phù sa, đất trồng lúa. Nếu đất phù sa có thể đập nhỏ cho vô chậu, nhớ trộn thêm rơm rạ hay trấu nhằm tạo độ tơi cho đất.

Nhiệt độ

Hoa hải đường ưa sinh sống tại các nơi mát mẻ. Nhiệt độ ưa thích của loại cây này là 18 – 27 độ C.

Ánh sáng

Hoa hải đường là cây ưa ánh sáng bán phần, vì vậy bạn cần cho đặt cây tại các nơi có ánh sáng nhẹ khoảng 50 – 60%. Như vậy khoảng 3 – 4 năm cây sẽ cho ra nhiều hoa tốt.

Cách trồng

Hoa hải đường thông thường được trồng bằng 3 cách chính là gieo hạt, giâm cành hoặc chiết cành. Nhưng theo cách gieo hạt thì lâu ra hoa hơn, khoảng 5 – 7 năm, vì vậy các chuyên gia hay chọn giâm cành sẽ mang tới kết quả cao hơn.

Phương pháp gieo hạt: Nếu nhà bạn có trồng cây hoa hải đường hãy giữ nguyên hạt và chọn các hạt hải đường già hay mua hạt giống hoa. Chọn nơi nào bạn thích trồng để khi ra Giêng có thể gieo hạt tại đó. Thời gian đầu độ ẩm trong đất cao giúp cây mọc nhanh và chừng 2 đến 3 năm cây sẽ cho ra hoa.

Phương pháp chiết cành: Đầu tiên bạn chọn một cành khoẻ, rồi dùng dao bóc hết lớp vỏ bên ngoài và nhớ làm sạch nhựa cây. Sau nữa, bạn lấy bịch nilon cho đất, xơ dừa vào và ép chặt. Dưới đó, bạn đặt bịch nilon có đất vào chỗ cần cạo rồi buộc chặt 2 đầu, sau 45 ngày, chỗ đã cạo sẽ mọc ra rễ, bạn cắt ra mang trồng trong chậu hoặc sân vườn đều được.

Phương pháp giâm cành: Đầu tiên, bạn chọn cành khỏe mạnh trên cây mọc 2 năm. Sau đó, bạn cắt cành từng khúc khoảng từ 14cm đến 18cm và cắt bỏ lá phía bên dưới cành. Tiếp theo, bạn cắm những cành cây hải đường trên vào luống đất và cắm sâu khoảng một nửa cành. Cuối cùng, bạn nhớ tưới nhiều nước và giữ độ ẩm cho cây. Sau 1 tháng, cây sẽ mọc rễ và bạn có thể mang trồng vào chậu hoặc sân vườn đều được.

Tưới nước

Hoa hải đường ưa chuộng ở mức nước trung bình, vì vậy cần tưới nước đủ cho cây và chỉ được tưới khi cảm thấy mặt đất quá khô hạn.

Cây hoa hải đường có khả năng chống hạn tốt vì vậy bạn chỉ cần tưới 1 đến 2 ngày/lần. Khi tưới nước bạn không nên phun thẳng vào gốc hay tưới ngập gốc nhằm hạn chế cây bị úng nước hại rễ.

Dinh dưỡng

Bạn nên bón phân cho hoa trong thời kỳ trưởng thành mỗi tháng 1 lần. Bón bằng nước bể phốt được hoà loãng với 3 – 4 lần nước lã.

Bệnh hay gặp phải

Hoa hải đường hay bị rệp phồng lá vào khoảng các tháng 4 – 7. Khi bạn biết nên xịt thuốc khoảng 2 lần, mỗi lần cách 5 ngày là được nhé.

Tỉa hoa và lá

Khi chăm hoa hải đường bạn cần lưu ý cắt bỏ những cành yếu, nụ hoa héo hoặc lá bị sâu bọ làm hỏng. Chỉ giữ lại phần cành, lá cùng các nụ hoa khoẻ nhất.

Kết luận

Trên đây cũng là những thông tin về ý nghĩa và cách trưng bày hoa hải đường trong phong thuỷ. Nếu bạn trưng bày hoặc trồng hoa hải đường đúng cách sẽ mang tới nhiều điều tốt lành cho gia đình. Hy vọng các thông tin trên sẽ có ích cho bạn đấy.

Show More

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button