Chăm sóc cây lúa non
Cây lúa non để bàn dễ dàng thu hút ánh nhìn bởi màu xanh lá bắt mắt. Nếu bắt đầu trồng cây cảnh trong nhà thì chúng ta có thể trồng cây lúa non. Bởi loài cây này rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Trông ngóng hạt giống nảy mầm rồi từ từ lớn lên. Tuy có thử thách tính kiên nhẫn một chút nhưng cũng đem lại cảm giác cực kỳ vui thích. Để việc chăm sóc cây lúa non thuận tiện hơn thì đừng quên tham khảo mẹo sau đây của vuontudong.com nhé!
Đất trồng: chỉ cần sử dụng bông hoặc đá Vermiculite cấp ẩm là có thể trồng được cây lúa non. Không cần sử dụng đất trồng là một ưu điểm lớn khi trồng cây lúa non.
Ánh sáng: trong 3 – 5 ngày đầu tiên cần che chắn chậu cây bằng bìa cứng hoặc vải sẫm màu. Để cho hạt giống nảy mầm. Sau đó cần đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng nhẹ nhàng. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây.
Nhiệt độ: cần đặt chậu cây lúa non ở nơi thoáng mát. Nhiệt độ 20 – 25 độ C giúp cây lúa nảy mầm và xanh tốt. Ánh nắng mặt trời nóng rực có thể làm lúa non khô héo nhanh chóng.
Tưới nước: cần tưới nước cho cây lúa non hàng ngày dưới dạng phun sương. Trong quá trình chờ nảy mầm thì phun vào bông và đá Vermiculite. Vì đá Vermiculite trữ nước nên tưới ít đi một chút so với dùng bông gòn. Khi cây lớn thì phun sương đều đặn hàng ngày để cây lúa non xanh mướt, tràn đầy sức sống.
Cắt tỉa: những cây lúa non bị héo vàng nên được loại bỏ để không ảnh hưởng tới những cây khác. Nếu cây lúa non sinh trưởng cao quá, có thể dùng kéo cắt bằng phần ngọn cho đều nhau.
Phân bón: không bắt buộc phải bón phân cho cây lúa non. Có chăng là sử dụng Vitamin B11 pha loãng với nước rồi phun sương lên cây lúa non hàng tuần giúp cây mọc thẳng, xanh tốt và tươi lâu hơn.
Phòng trừ sâu bệnh: cây lúa non không được trồng trực tiếp trong đất nên không lo bị sâu bệnh ăn lá. Thân cây lúa non rất mảnh nên cần tránh tác động từ phía bên ngoài mà làm cây bị gãy, dập nát.